Người chưa thành niên là bao nhiêu tuổi

người chưa thành niên là bao nhiêu tuổi

Trong nội dung bài viết này, Luật Trần và Liên Danh chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp giải đáp Người chưa thành niên là bao nhiêu tuổi? Người thành niên là bao nhiêu tuổi? Thanh niên là bao nhiêu tuổi? Thanh thiếu niên là bao nhiêu tuổi? Người chưa thành niên phạm tội là gì? Mời Quý vị theo dõi nội dung để có thêm các thông tin hữu ích.

Người chưa thành niên là bao nhiêu tuổi?

Người chưa thành niên là người chưa đủ mười tám tuổi theo quy định tại Điều 21 Bộ luật dân sự. Người chưa thành niên được chia thành 03 nhóm:

– Người chưa đủ sáu tuổi: Giao dịch dân sự của người chưa đủ sáu tuổi do người đại diện theo pháp luật của người đó xác lập, thực hiện.

– Người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười lăm tuổi: Khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch dân sự phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi.

– Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi: Tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, trừ giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký và giao dịch dân sự khác theo quy định của luật phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý.

Người thành niên là bao nhiêu tuổi?

Người thành niên là người từ đủ mười tám tuổi trở lên theo quy định tại Điều 20  Bộ luật dân sự. Người thành niên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ nếu không rơi vào một trong 03 trường hợp: mất năng lực hành vi dân sự; có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; hạn chế năng lực hành vi dân sự.

Thanh niên là bao nhiêu tuổi?

Thanh niên là công dân Việt Nam từ đủ 16 tuổi đến 30 tuổi theo Điều 1 Luật Thanh niên 2020. Thanh niên là lực lượng xã hội to lớn, xung kích, sáng tạo, đi đầu trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; có vai trò quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập quốc tế và xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Thanh thiếu niên là bao nhiêu tuổi?

Thanh thiếu niên hay còn gọi là teen, xì-tin hay tuổi ô mai, đây là một giai đoạn chuyển tiếp thể chất và tinh thần trong sự phát triển của con người diễn ra giữa giai đoạn trẻ em và trưởng thành. Sự chuyển tiếp này liên quan tới những thay đổi về sinh học, xã hội và tâm lý, dù những thay đổi về sinh học và tâm lý là dễ nhận thấy nhất.

Tuổi dậy thì thường gắn liền với tuổi teen từ 13 – 19  và bắt đầu của sự phát triển tuổi thiếu niên. Tuy nhiên, hiện nay, sự bắt đầu giai đoạn dậy thì đã có một số thay đổi, đặc biệt là nữ có nhiều trường hợp dậy thì sớm. Hoặc tuổi thiếu niên được kéo dài tới sau cả tuổi teen, đặc biệt ở nam. Những thay đổi này đã khiến việc định nghĩa chính xác về khung thời gian của tuổi thiếu niên trở nên khó khăn.

Khái niệm người chưa thành niên phạm tội

Người chưa thành niên là bao nhiêu tuổi? Người chưa thành niên phạm tội là người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội bị coi là phạm tội. Đây là chủ thể của tội phạm nhưng cũng là đối tượng được bảo vệ đặc biệt.

Bộ luật hình sự năm 2015 có điều luật áp dụng đối với người chưa thành niên nhằm mục đích phân loại xác định các tội do những người thành niên gây ra thiệt hại, các hình phạt xử lý đối với những hành vi vi phạm pháp luật, các biện pháp giáo dưỡng hoặc các biện pháp khác tùy theo tính chất, mức độ, thiệt hại gây ra mức độ nguy hiểm cho xã hội phù hợp tâm lý, đặc điểm tại thời điểm người chưa thành niên thực hiện các hành vi phạm tội.

Trong Bộ luật hình sự năm 2015 có 26 chương thì đã dành ra chương 12, nằm trong mục 1, bắt đầu từ Điều 90 đến Điều 91 về các quy định về người chưa thành niên phạm tội. Trong đó, nếu nêu rõ yêu cầu các của các cơ quan tố tụng nhất là thẩm phán xét xử vụ án phải có kiến thức hiểu biết về mặt tâm sinh lý, khoa học, giáo dục nhằm đấu tranh phòng, chống các tội phạm của những người chưa thành niên khi có hành vi phạm tội.

Thông thường, đối với người chưa thành niên phải chịu trách nhiệm hình sự theo những quy định áp dụng riêng cho đối tượng dành cho người thành niên và các tội khác của phần chung trong Bộ luật hình sự quy định áp dụng đối với người từ đủ 14 tuổi nhưng chưa đủ 18 tuổi.

– Người chưa thành niên sẽ được miễn trách nhiệm hình sự và sẽ được thay thế áp dụng các biện pháp khác theo quy định khi phạm thuộc dưới từ đủ mười sáu tuổi đến dưới 18 tuổi trừ các tội quy định như tội cố ý gây thương tích, các tội về buôn bán trái phép chất ma túy… khi người chưa thành niên tự nguyện khắc phục hậu quả và người chưa thành niên có nhiều tình tiết giảm nhẹ không có tình tiết tăng nặng khi phạm tội ít nghiêm trọng và nghiêm trọng theo quy định của pháp luật hình sự.

– Theo quy định tại khoản 2 Điều 12 Bộ luật hình sự năm 2015 về độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự khi người chưa thành niên mà từ đủ mười bốn tuổi cho đến mười sáu tuổi khi phạm tội rất nghiêm trọng trừ một số tội thì sẽ vẫn bị truy cứu trách nhiệm hình sự ví dụ như các tội giết người, tội hiếp dâm, tội mua bán người,…

Ngoài ra khi người thành niên dưới 18 tuổi thực hiện phạm tội với vai trò đồng phạm không đáng kể trong vụ án đó thì cũng được miễn truy cứu trách nhiệm hình sự.

Thông thường khi xét xử và áp dụng các khung hình phạt đối với người chưa thành niên khi các biện pháp giáo dục, phòng ngừa không hiệu quả và chỉ trong trường hợp thật sự cần thiết phải căn cứ tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội còn phải căn cứ các đặc điểm về nhân thân của họ khi thực hiện hành vi phạm tội và yêu cầu của việc phòng ngừa tội phạm.

Năng lực hành vi dân sự của người thành niên?

Những người từ đủ mười tám tuổi (tính theo ngày tròn) được suy đoán là người có đầy đủ năng lực hành vi dân sự. Những cá nhân này là những chủ thể có đầy đủ tư cách chủ thể và có thể tham gia vào các quan hệ dân sự độc lập.

Khoản 2 Điều 20 Bộ luật dân sự 2015 quy định: “Người thành niên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp quy định tại các điều 22, 23 và 24 của Bộ luật này”.

Điều 22. Mất năng lực hành vi dân sự

Khi một người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần.

Khi không còn căn cứ tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự thì theo yêu cầu của chính người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự.

Giao dịch dân sự của người mất năng lực hành vi dân sự phải do người đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện.

Điều 23. Người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi

Người thành niên do tình trạng thể chất hoặc tinh thần mà không đủ khả năng nhận thức, làm chủ hành vi nhưng chưa đến mức mất năng lực hành vi dân sự thì theo yêu cầu của người này, người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần, Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi và chỉ định người giám hộ, xác định quyền, nghĩa vụ của người giám hộ.

Khi không còn căn cứ tuyên bố một người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thì theo yêu cầu của chính người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.

Điều 24. Hạn chế năng lực hành vi dân sự

Người nghiện ma túy, nghiện các chất kích thích khác dẫn đến phá tán tài sản của gia đình thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án có thể ra quyết định tuyên bố người này là người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.

Tòa án quyết định người đại diện theo pháp luật của người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự và phạm vi đại diện.

Việc xác lập, thực hiện giao dịch dân sự liên quan đến tài sản của người bị Tòa án tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự phải có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật, trừ giao dịch nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày hoặc luật liên quan có quy định khác.

Khi không còn căn cứ tuyên bố một người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thì theo yêu cầu của chính người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự.

Theo quy định trên đây, người có đầy đủ năng lực hành vi dân sự là những cá nhân có đầy đủ tư cách chủ thể và có thể tham gia vào các quan hệ dân sự với tư cách là chủ thể độc lập.

Đốí với những trường hợp là những người đã đến tuổi trưởng thành từ 18 tuổi tròn trở lên nhưng bị mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc đó là người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thì chưa được coi là người thành niên.

Các chủ thể này khi tham gia vào các quan hệ dân sự phải có những điều kiện nhất định: được sự đồng ý hoặc phải có người giám hộ.

người chưa thành niên là bao nhiêu tuổi
người chưa thành niên là bao nhiêu tuổi

Giao dịch dân sự do người dưới 15 tuổi thực hiện

Theo khoản 2 và khoản 3 Điều 21 Bộ luật dân sự 2015 thì:

Giao dịch dân sự của người chưa đủ sáu tuổi do người đại diện theo pháp luật của người đó xác lập, thực hiện.

Người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười lăm tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch dân sự phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi.

– Trẻ em chưa đủ sáu tuổi thì không có năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật. Mọi quan hệ dân sự do người đại diện theo pháp luật của người đó xác lập, thực hiện.

Người chưa thành niên là bao nhiêu tuổi? Người dưới 6 tuổi là người chưa phát triển đầy đủ về thể chất và tâm sinh lý, nhận thức còn hạn chế nên những người này không có khả năng để hành động một cách đúng đắn theo ý chí của mình, không có đủ khả năng nhận thức và làm chủ được hành vi của mình.

Do đó, mọi giao dịch dân sự của những người này đều phải do người đại diện theo pháp luật xác lập và thực hiện. Theo quy định của pháp luật dân sự những cá nhân trên vẫn có đầy đủ năng lực pháp luật dân sự.

– Những người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười lăm tuổi, không mắc các bệnh tâm thần hoặc các bệnh lý khác dẫn đến tình trạng không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình là người có năng lực hành vi dân sự nhưng chưa đầy đủ.

Những người này không bị Tòa án, (theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan) tuyên bố bị mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự. Từ đủ 6 tuổi đến dưới 15 tuổi thì cá nhân đã có những nhận thức, hiểu biết nhất định nhưng chưa đầy đủ nhưng người từ đủ 18 tuổi trở lên.

Những người có năng lực hành vi dân sự chưa đầy đủ khi xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự, phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý. Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho những người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười lăm tuổi tham gia các giao dịch dân sự, pháp luật dân sự đã cho phép họ có thể tham gia xác lập, thực hiện một số giao dịch dân sự nhất định.

Ví dụ các giao dịch có giá trị nhỏ như mua sách vở, bút viết, mua thức ăn, đồ chơi… nhằm phục vụ nhu cầu thiết yếu hàng ngày.

Giao dịch dân sự do người từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi thực hiện

Theo khoản 4 Điều 21 Bộ luật dân sự 2015 thì:

Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, trừ giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký và giao dịch dân sự khác theo quy định của luật phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý.

Như vậy, người chưa thành niên là bao nhiêu tuổi? người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi có thể tự mình xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự mà không cần phải có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật.

Nhưng đối với các giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký và giao dịch dân sự khác theo quy định của luật phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Pháp luật quy định như vậy vì bất động sản, động sản phải đăng ký thường là những tài sản có giá trị lớn nên với nhận thức, hiểu biết ở độ tuổi từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi có thể không lường trước được những rủ ro có thể xảy ra.

Người chưa thành niên là bao nhiêu tuổi? Những người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi nếu có tài sản riêng, đủ để bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ thì có thể tự mình xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự mà không cần phải có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Tuy nhiên, khi phải chịu trách nhiệm về tài sản mà tài sản riêng của người đó không đủ thanh toán, chi trả thì cha mẹ phải bổ sung cho đủ.

Đối với người giám hộ không phải là cha, mẹ thì họ có những nghĩa vụ theo quy định tại Điều 52 Bộ luật dân sự năm 2015.

Người giám hộ trong trường hợp này sẽ là người đại diện cho người được giám hộ, trừ trường họp pháp luật có quy định người chưa đủ mười lăm tuổi có thể tự mình xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự như đã nêu ở trên.

Trên đây là bài viết người chưa thành niên là bao nhiêu tuổi của Luật Trần và Liên Danh. Nếu có thắc mắc hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139