Xe máy điện là một phát minh mới của nền khoa học, công nghệ hiện đại ngày nay. Vậy, khi đi xe máy điện không đội mũ bảo hiểm có bị xử phạt không? Mức phạt đi xe máy điện không đội mũ bảo hiểm là bao nhiêu?
Căn cứ pháp lý xử phạt giao thông
Luật giao thông đường bộ 2008;
Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn giao thông;
Nghị định 123/2021/NĐ-CP sửa đổi bổ sung các quy định về xử lý vi phạm giao thông
Quy định pháp luật về loại xe máy điện:
Trước hết ta cần tìm hiểu quy định của pháp luật về xe máy điện là gì. Theo đó, xe máy điện là dòng xe chạy bằng điện, nếu từ trước đến nay hầu hết các dòng xe máy chúng ta biết là chúng đều chạy bằng xăng thì loại xe máy điện này là một phát minh mới của khoa học hiện đại. Tuy nhiên, về những đặc điểm, cấu trúc bên ngoài của một chiếc xe máy điện cũng có những đặc điểm tương tự với các loại xe máy thông thường nhưng đối với loại xe máy điện như cái tên gọi của nó thì nó sẽ được trang bị được dẫn động cơ điện có công suất không vượt quá 4000W và vận tốc tối đa của một chiếc xe máy điện là không được vượt quá 50km/h.
Tóm lại, hiểu một cách đơn giản nhất là loại xe máy điện cũng có những đặc điểm kết cấu chung giống như các loại xe máy chạy xăng thông thường nhưng nó là một trong những phương tiện giao thông hoạt động bằng năng lượng điện ở thời buổi công nghệ, khoa học phát triển, hiện đại ngày nay. Người sử dụng xe máy điện không cần phải thường xuyên đến các cây xăng đứng xếp hàng để chờ đổ xăng nữa mà chỉ cần ở nhà sạc điện. Đây là một đặc điểm tối ưu của dòng xe này, tiết kiệm nhiên liệu và thời gian của người sử dụng xe, xe máy điện sử dụng nguyên liệu sạch, hạn chế tình trạng ô nhiễm không khí. Do đó, các loại xe máy điện cao cấp chính là giải pháp tối ưu để bảo vệ môi trường
Trên thực tế mọi người vẫn luôn bị nhầm lẫn giữa xe máy điện và xe đạp điện, nhiều người còn cho rằng nó là một. Tuy nhiên, giữa hai loại xe này có sự khác nhau lớn nhất là ở động cơ vận hành. Theo đó, xe máy điện động cơ sẽ hoạt động bằng bình ắc-quy hoặc pin, được lưu trữ thông qua quá trình sạc điện.
Bên cạnh đó, theo quy định của Luật giao thông đường bộ năm 2008 thì ta có thể hiểu rằng xe máy điện là loại phương tiện giao thông cơ giới đường bộ còn xe đạp điện là phương tiện giao thông thô sơ đường bộ. Theo đó, có thể xác định được rằng xe máy điện và xe đạp điện là hai loại xe khác nhau.
Ngoài ra, khi ta căn cứ theo quy định tại điều 3 Nghị định 100/2019/NĐ-CP thì có thể hiểu rằng xe máy điện là xe gắn máy được dẫn động bằng động cơ điện có công suất lớn nhất không lớn hơn 4 kW, có vận tốc thiết kế lớn nhất không lớn hơn 50 km/h còn đối với xe đạp điện là xe thô sơ hai bánh có lắp động cơ, vận tốc thiết kế lớn nhất không lớn hơn 25 km/h và khi tắt máy thì đạp xe đi được.
Tóm lại, từ những căn cứ pháp lý đưa ra như trên, phần nào đó chúng ta cũng đã nhìn nhận ra được sự khác biệt giữa xe máy điện và xe đạp điện. Người sử dụng xe nên phân biệt rõ ràng bởi những quy định của pháp luật liên quan đến hai loại xe này là hoàn toàn khác nhau, từ việc sử dụng, đối tượng được sử dụng cho đến các chế tài xử lý vi phạm.
Căn cứ vào Thông tư 58/2020/TT-BCA quy định về đăng ký xe. Theo quy định này thì ta có thể hiểu rằng, hiện nay những loại xe phải thực hiện đăng ký xe bao gồm xe ô tô; máy kéo; rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi ô tô, máy kéo; xe mô tô hai bánh; xe mô tô ba bánh; xe gắn máy kể cả xe máy điện và các loại xe có kết cấu tương tự; xe máy chuyên dùng của Công an sử dụng vào mục đích an ninh. Hay nói một cách dễ hiểu hơn đó là xe máy điện thì bắt buộc phải làm thủ tục đăng ký xe còn đối với xe đạp điện thì nó lại thuộc một trong những phương tiện hiện nay không phải thực hiện đăng ký xe.
Đối tượng được phép sử dụng xe máy điện:
Bên cạnh những quy định về việc sử dụng, đăng ký xe máy điện thì chúng ta cũng cần tìm hiểu các quy định của pháp luật về những đối tượng được sử dụng xe máy điện, chính xác hơn là độ tuổi được sử dụng xe máy điện.
Liên quan đến độ tuổi được phép sử dụng xe máy điện ta sẽ căn cứ vào Điều 60 thuộc Bộ luật Giao thông đường bộ năm 2008, quy định về sức khỏe, độ tuổi của người lái xe máy điện. Theo quy định này ta có thể xác định được: Đối với xe máy điện có dung tích xi lanh đạt dưới 50 cm3 thi người đủ 16 tuổi trở lên sẽ được phép lái . Đối với xe mô tô 2-3 bánh với dung tích xi lanh đạt từ 50 cm3 trở lên thi người đủ 18 tuổi trở lên được lái.
Như đã nêu ở trên xe máy điện có công suất không vượt quá 4000W và vận tốc tối đa của một chiếc xe máy điện là không được vượt quá 50km/h. Như vậy, theo quy định của pháp luật Việt Nam, người có đủ từ 16 tuổi trở lên sẽ được phép lái xe gắn máy với dung tích xi lanh đạt dưới 50 cm3. Người có đủ 18 tuổi trở lên được phép lái xe mô tô 2-3 bánh có dung tích xi lanh đặt từ 50 cm3 trở lên. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng đối với học sinh, sinh viên cần điều khiển phương tiện cơ giới đường bộ cần đủ tuổi và có giấy phép lái xe theo quy định pháp luật (theo công điện số 05/CĐ-TTg, vào ngày 25/2/2016). Ngoài ra, học sinh, sinh viên không được điều khiển xe mô tô, xe máy điện chưa đăng ký giấy tờ và gắn biển số xe.
Đi xe máy điện không đội mũ bảo hiểm có bị xử phạt không?
Theo quy định của khoản 2, Điều 31, Bộ luật Giao thông đường bộ năm 2008, người sử dụng phương tiện di chuyển là xe máy điện phải đội mũ bảo hiểm và cài quai theo đúng quy định. Theo quy định này ta có thể xác định được những đối tượng cụ thể bắt buộc phải đội mũ bảo hiểm khi sử dụng máy đạp điện bao gồm: người điều khiển phương tiện xe xe máy điện và người được chở trên xe máy điện.
Như vậy, có thể khẳng định rằng nếu cá nhân nào đi xe máy điện không đội mũ bảo hiểm là hành vi vi phạm pháp luật và đã vi phạm thì sẽ bị xử phạt theo quy định.
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 8 Nghị định 100/2019/NĐ-CP và khoản 6 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP thì đi xe máy điện mà không đội mũ bảo hiểm sẽ bị xử phạt hành chính. Theo đó, mức phạt cụ thể đối với lỗi này được quy định như sau:
– Người điều khiển xe máy điện điều khiển xe đi vào đường cao tốc sẽ bị phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng;
– Người điều khiển xe máy điện điều khiển xe mà gây tai nạn giao thông không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, bỏ trốn không đến trình báo với cơ quan có thẩm quyền, không tham gia cấp cứu người bị nạn sẽ bị phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng;
– Người điều khiển xe máy điện điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở sẽ bị phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng;
– Người điều khiển xe máy điện điều khiển xe mà không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ. sẽ bị phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng;
– Người điều khiển xe máy điện điều khiển xe mà không đội mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy hoặc đội mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy không cài quai đúng quy cách khi tham gia giao thông trên đường bộ sẽ bị phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng;
– Người điều khiển xe máy điện điều khiển xe mà chở người ngồi trên xe đạp máy không đội mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy hoặc đội mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy không cài quai đúng quy cách, trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 06 tuổi, áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật sẽ bị phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng
Tóm lại, từ quy định này ta có xác định được rằng khi đi xe đạp điện mà không đội mũ bảo hiểm thì sẽ bị xử phạt tối đa lên đến 600.000 đồng.
Tuy nhiên, cũng theo quy định này ta có thể thấy rằng pháp luật cũng loại trừ một số trường hợp đi xe máy điện không cần đội mũ bảo hiểm. Cụ thể đó là những trường hợp như: Người điều khiển xe máy điện điều khiển xe mà chở người bệnh nhân đi cấp cứu; hoặc là trẻ em dưới 6 tuổi trên xe đạp điện được cho phép không đội mũ bảo hiểm hoặc là trường hợp đang áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật
Như vậy, từ những lập luận và phân tích cùng những căn cứ pháp lý như trên có thể thấy rằng pháp luật hiện tại đã có những quy định rát cụ thể về mức phạt đối với hành vi điều khiển xe máy điện mà không đội mũ bảo hiểm. Theo đó, mức phạt đối với lỗi này là phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng, chỉ trừ một số trường hợp và pháp luật quy định là cho phép được đi xe máy điện mà không cần đội mũ bảo hiểm, còn tất cả nhưng người điều khiển xe máy điện đều phải đội mũ bảo hiểm.
Trường hợp nào đi xe đạp điện không cần đội mũ bảo hiểm?
Trong quy định vẫn có những trường hợp không cần bắt buộc phải sử dụng đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông bằng phương tiện xe đạp điện, cụ thể:
Trong trường hợp cần chở gấp bệnh nhân đi cấp cứu
Trẻ em dưới 6 tuổi trên xe đạp điện được cho phép không đội mũ bảo hiểm
Quy định cho phép không đội mũ bảo hiểm khi đi xe đạp điện cho trường hợp đang áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật
Câu hỏi thường gặp
Người dưới 16 tuổi có được chạy xe máy điện không?
Theo quy định tại khoản 1 điều 60 của Luật giao thông đường bộ 2008, những người đủ 16 tuổi trở lên sẽ được điều khiển xe gắn máy hoặc các phương tiện tương tự có dung tích không vượt quá 50 cm3. Điều này cũng có nghĩa, học sinh 11 đến dưới 16 tuổi sẽ không được sử dụng xe máy điện để tham gia giao thông.
Điều khiển xe máy điện chưa đăng ký xe và biển số có bị phạt không?
Phạt tiền từ 300.000 – 400.000 đồng đối với người điều khiển xe máy điện không có giấy phép đăng ký xe theo quy định pháp luật. Người điều khiển xe máy điện không gắn biển số hoặc gắn biển số không đúng với đăng ký có trong giấy đăng ký xe máy điện.
Đi xe đạp điện đội mũ bảo hiểm không cài quai có bị xử phạt không?
Người điều khiển xe đạp máy (kể cả xe đạp điện) không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy”; hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách khi tham gia giao thông trên đường bộ”. Người điều khiển xe đạp điện đội mũ bảo hiểm không cài quai có thể bị phạt 250.000 nghìn đồng.
Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về mức phạt đi xe máy điện không đội mũ bảo hiểm. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ hãy liên hệ ngay với Công ty luật uy tín Luật Trần và Liên Danh để được tư vấn tận tình và nhanh chóng nhất.