Hiện nay có nhiều công ty sau khi các hợp đồng xây dựng, công trình thì sẽ thực hiện giao thầu lại cho các chi nhánh để thực hiện các gói thầu. Tuy nhiên, trong một số trường hơp, công trình nhà có vốn từ ngân sách nhà nước dẫn đến việc thanh toán chậm hơn thì việc người nộp thuế sẽ được gia hạn nộp thuế.
Vậy hoàn thuế gtgt cho chi nhánh hạch toán phụ thuộc được quy định như thế nào? Bài viết về hoàn thuế gtgt cho chi nhánh hạch toán phụ thuộc hãy cùng Luật Trần và Liên Danh tìm hiểu nhé!
Điều kiện và thủ tục hoàn thuế GTGT
Các cơ sở kinh doanh (CSKD), tổ chức thuộc đối tượng được hoàn thuế GTGT trên đây để được hoàn thuế phải đáp ứng đồng thời các điều kiện dưới đây:
Là CSKD nộp thuế theo phương pháp khấu trừ;
Đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy phép đầu tư (giấy phép hành nghề) hoặc quyết định thành lập của cơ quan có thẩm quyền;
Có con dấu theo đúng quy định của pháp luật;
Lập và lưu giữ sổ kế toán, chứng từ kế toán theo quy định của pháp luật về kế toán;
Có tài khoản tiền gửi tại ngân hàng theo mã số thuế của CSKD.
Lưu ý: Các trường hợp CSKD đã kê khai đề nghị hoàn thuế trên Tờ khai thuế GTGT thì không được kết chuyển số thuế đầu vào đã đề nghị hoàn thuế vào số thuế được khấu trừ của tháng tiếp sau.
Thủ tục hoàn thuế gtgt cho chi nhánh hạch toán phụ thuộc
Hồ sơ bao gồm:
– Văn bản hoàn thuế theo mẫu 01/ĐNHT (ban hành kèm Thông tư số 156/2013/TT-BTC hướng dẫn thi hành một số điều của Luật quản lý Thuế).
– Các tài liệu liên quan đến yêu cầu hoàn thuế (Điều 58 Luật quản lý thuế năm 2010).
+ Phô tô tất cả các tờ khai thuế GTGT hàng tháng.
+ Lập bảng kê tất cả cá hóa đơn có giá trị lớn hơn 20 triệu đồng 1 tháng qua ngân hàng.
>> Hồ sơ hoàn thuế được nộp một bộ tại cơ quan thuế quản lý trực tiếp hoặc tại cơ quan hải quan có thẩm quyền hoàn thuế.
Chi nhánh có được làm thủ tục hoàn thuế giá trị gia tăng (GTGT) ?
Căn cứ theo quy định của pháp luật về Luật thuế GTGT thì đối tượng hoàn thuế GTGT bao gồm:
– Cơ sở kinh doanh nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế nếu có số thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ hết trong tháng (đối với trường hợp kê khai theo tháng) hoặc trong quý (đối với trường hợp kê khai theo quý) thì được khấu trừ vào kỳ tiếp theo; trường hợp lũy kế sau ít nhất mười hai tháng tính từ tháng đầu tiên hoặc sau ít nhất bốn quý tính từ quý đầu tiên phát sinh số thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ hết mà vẫn còn số thuế GTGTđầu vào chưa được khấu trừ hết thì cơ sở kinh doanh được hoàn thuế.
– Cơ sở kinh doanh mới thành lập từ dự án đầu tư đã đăng ký kinh doanh, đăng ký nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, hoặc dự án tìm kiếm thăm dò và phát triển mỏ dầu khí đang trong giai đoạn đầu tư, chưa đi vào hoạt động, nếu thời gian đầu tư từ 01 năm (12 tháng) trở lên thì được hoàn thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho đầu tư theo từng năm.
– Hoàn thuế GTGT đối với dự án đầu tư mới.
– Cơ sở kinh doanh trong tháng (đơi với trường hợp kê khai theo tháng), quý (đối với trường hợp kê khai theo qúy có hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu nếu thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu chưa được khấu trừ từ 300triệu đồng trở lên thì được hoàn thuế giá trị gia tăng theo tháng, quý; trường hợp trong tháng, quý số thuế giá trị gia tăng đầu vào của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu chưa được khấu trừ chưa đủ 300 triệu đồng thì được khấu trừ vào tháng, quý tiếp theo.
– Cơ sở kinh doanh nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thuế được hoàn thuế giá trị gia tăng khi chuyển đổi sở hữu, chuyển đổi doanh nghiệp, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động có số thuế giá trị gia tăng nộp thừa hoặc số thuế giá trị gia tăng đầu vào chưa được khấu trừ hết.
– Hoàn thuế GTGT đối với các chương trình, dự án sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) không hoàn lại hoặc viện trợ không hoàn lại, viện trợ nhân đạo.
– Đối tượng được hưởng quyền ưu đãi miễn trừ ngoại giao theo quy định của pháp luật về ưu đãi miễn trừ ngoại giao mua hàng hóa, dịch vụ tại Việt Nam để sử dụng được hoàn số thuế giá trị gia tăng đã trả ghi trên hóa đơn giá trị gia tăng hoặc trên chứng từ thanh toán ghi giá thanh toán đã có thuế giá trị gia tăng.
– Người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài mang hộ chiếu hoặc giấy tờ nhập cảnh do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài cấp được hoàn thuế đối với hàng hóa mua tại Việt Nam mang theo người khi xuất cảnh. Việc hoàn thuế GTGT thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính về hoàn thuế GTGT đối với hàng hóa của người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài mua tại Việt Nam mang theo khi xuất cảnh.
– Cơ sở kinh doanh có quyết định xử lý hoàn thuế của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật và trường hợp hoàn thuế giá trị gia tăng theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Như vậy, đối tượng phải nộp thuế sẽ bao gồm sơ sở kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế GTGT đầu vào.
Đồng thời, theo quy định tại Thông tư số 219/2013/TT-BTChướng dẫn thi hành luật thuế GTGT và Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Thuế GTGT thì điều kiện để được hoàn thuế bao gồm:
– Cơ sở kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khấu trừ.
– Đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy phép đầu tư, hoặc quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
– Có con dấu theo quy định của pháp luật.
– Lập và lưu giữ sổ kế toán, chứng từ kế toán theo quy định của pháp luật về kế toán.
– Có tài khoản tiền gửi tại ngân hàng theo mã số thuế của cơ sở kinh doanh.
Dựa vào những căn cứ trên, có thể thấy, việc cơ sở kinh doanh được hoàn thuế không bị ràng buộc bởi cơ sở đó là chi nhánh hay văn phòng đại diện. Do đó, chi nhánh của công ty bạn hoàn toàn có thể thực hiện thủ tục hoàn thuế trong trường hợp đáp ứng được các điều kiện trên.
Khai thuế GTGT với hoàn thuế gtgt cho chi nhánh hạch toán phụ thuộc
Trường hợp kê khai thuế GTGT với chi nhánh hạch toán phụ thuộc đóng trụ sở khác tỉnh được quy định dưới đây:
Căn cứ vào điểm d, khoản 1 Điều 11 Thông tư 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 hướng dẫn Luật Quản lý thuế và Nghị định 83/2013/NĐ-CP về khai thuế GTGT
*Trường hợp công ty có thành lập các chi nhánh trực thuộc tại các địa phương khác. Chi nhánh trực thuộc chỉ hoạt động sản xuất, không trực tiếp bán hàng, không phát sinh doanh thu, không thực hiện hạch toán kế toán thì công ty thực hiện khai thuế tại trụ sở chính và nộp thuế cho địa phương nơi có cơ sở sản xuất trực thuộc.
Số thuế GTGT phải nộp cho các địa phương nơi có cơ sở sản xuất trực thuộc
– 2% đối với hàng hóa chịu thuế suất GTGT 10%
– 1% đối với hàng hóa chịu thuế suất GTGT 5%
Tỷ lệ này được tính trên doanh thu theo giá chưa có thuế GTGT của sản phẩm sản xuất ra.
Việc xác định doanh thu này được xác định trên cơ sở giá thành sản phẩm hoặc doanh thu của sản phẩm cùng loại tại địa phương nơi có cơ sở sản xuất
*Trường hợp tổng số thuế GTGT phải nộp tại các địa phương xác định theo nguyên tắc trên lớn hơn số thuế phải nộp tại trụ sở chính thì Công ty tự phân bổ số thuế phải nộp cho các địa phương nơi có cơ sở sản xuất trực thuộc theo công thức:
Số thuế phải nộp tại các địa phương = Số thuế phải nộp tại trụ sở chính x tỷ lệ (%) giữa doanh thu theo giá chưa có thuế GTGT của sản phẩm do cơ sở sản xuất ra hoặc sản phẩm cùng loại tại địa phương nơi có cơ sở sản xuất trực thuộc trên tổng doanh thu theo giá chưa có thuế GTGT của sản phẩm sản xuất ra của toàn doanh nghiệp
+Doanh nghiệp phải lập Bảng phân bổ thuế GTGT (mẫu số 01-6/GTGT theo Thông tư 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 của BTC), nộp kèm thêm là hồ sơ khai thuế với cơ quan thuế quản lý trực tiếp nơi đóng trụ sở chính, đồng thời gửi 1 bảng phân bổ thuế GTGT mẫu số 01-6/GTGT cho các địa phương nơi có cơ sở sản xất trực thuộc cho các cơ quan thuế quản lý trực tiếp cơ sở sản xuất trực thuộc không thực hiện hạch toán kế toán
+Nếu công ty không phát sinh số thuế phải nộp tại trụ sở chính thì không phải nộp thuế cho các địa phương nơi có cơ sở sản xuất
+Doanh nghiệp lập chứng từ nộp thuế GTGT cho địa phương nơi có trụ sở chính và từng địa phương nơi có cơ sở sản xuất trực thuộc. Trên chứng từ nộp thuế phải ghi rõ nộp vào tài khoản thu ngân sách nhà nước tại Kho bạc nhà nước đồng cấp với cơ quan thuế nơi trụ sở chính đăng ký kê khai thuế và địa phương nơi có cơ sở sản xuất trực thuộc.
Ví dụ: Công ty A có trụ sở tại Hà Nội có 2 đơn vị sản xuất trực thuộc không thực hiện hạch toán kế toán đóng tại Vĩnh Phúc và Hưng Yên. Sản phẩm sản xuất thuộc đối tượng áp dụng thuế suất thuế GTGT là 10% và do trụ sở chính xuất bán.
Trong kỳ khai thuế tháng 8/2014:
+Doanh thu theo giá chưa có thuế GTGT của sản phẩm sản xuất ra tại nhà máy ở Vĩnh Phúc là 400 triệu
+Doanh thu theo giá chưa có thuế GTGT của sản phẩm sản xuất ra tại nhà máy ở Hưng Yên là 600 triệu
+Số thuế GTGT phải nộp tại trụ sở chính của công ty trong kỳ là 30 triệu đồng
Vậy số thuế GTGT mà công ty A phải nộp cho Vĩnh Phúc là: 400 triệu x 2% = 8 triệu
Số thuế GTGT mà công ty phải nộp cho Hưng Yên là : 600 triệu x 2% =12 triệu
Số thuế GTGT mà công ty phải nộp cho Hà Nội là 30 triệu – 8 triệu – 12 triệu = 10 triệu đồng
Gia hạn nộp thuế GTGT
Gia hạn nộp thuế GTGT cho chi nhánh hạch toán phụ thuộc
Căn cứ Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế và Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22/7/2013 của Chính phủ quy định:
+ Tại Tiết c Khoản 1 Điều 31 quy định trường hợp được gia hạn nộp thuế như sau:
“1. Trường hợp được gia hạn nộp thuế…
c) Chưa được thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản đã được ghi trong dự toán ngân sách nhà nước.”
+ Tại Tiết c Khoản 2 Điều 31 quy định phạm vi số tiền thuế, tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp tiền thuế, tiền phạt, tiền chậm nộp tiền phạt (sau đây gọi tắt là tiền thuế) được gia hạn nộp và thời gian gia hạn nộp thuếnhư sau:
” 2. Phạm vi số tiền thuế, tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp tiền thuế, tiền phạt, tiền chậm nộp tiền phạt (sau đây gọi tắt là tiền thuế) được gia hạn nộp và thời gian gia hạn nộp thuế
c) Người nộp thuế nêu tại điểm c khoản 1 Điều này được gia hạn số tiền thuế nợ tính đến thời điểm đề nghị gia hạn. Số thuế được gia hạn tối đa không vượt quá số tiền ngân sách nhà nước chưa thanh toán bao gồm cả giá trị của các hoạt động tư vấn, giám sát, khảo sát thiết kế, lập kế hoạch dự án đối với các hợp đồng của công trình, hạng mục công trình xây dựng cơ bản được người nộp thuế ký trực tiếp với chủ đầu tư, do ngân sách nhà nước cấp phát hoặc có nguồn vốn từ ngân sách nhà nước. Thời gian gia hạn nộp thuế tối đa không quá 01 (một) năm, kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế….”
Theo đó, việc Gia hạn nộp thuế GTGT cho chi nhánh hạch toán phụ thuộc đối với các công trình hoạt động có vốn từ Ngân sách nhà nước chỉ được áp dụng khi Chi nhánh ký hợp đồng trực tiếp với các chủ đầu tư sử dụng vốn Ngân sách nhà nước.
Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi. Để được tư vấn một cách chi tiết và đầy đủ hơn về hoàn thuế gtgt cho chi nhánh hạch toán phụ thuộc Quý khách hàng vui lòng liên hệ qua Tổng đài tư vấn pháp luật 0969 078 234 của Luật Trần và Liên Danh. Chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn, hỗ trợ Quý khách hàng những vấn đề pháp lý chất lượng hàng đầu trên toàn quốc.