Giá trị sổ sách của cổ phiếu

gia tri so sach cua co phieu

Để nắm được tình hình tài chính của một doanh nghiệp, các nhà đầu tư thường định giá sổ sách trên một cổ phiếu của doanh nghiệp đó. Đây là cách thức được áp dụng vì nó định lượng được giá trị của doanh nghiệp một cách hiệu quả. Vậy giá trị sổ sách của cổ phiếu là gì? Mời các bạn cùng tham khảo bài viết dưới đây!

Giá trị sổ sách là gì? 

Để hiểu giá trị sổ sách của cổ phiếu, trước tiên chúng ta cần nắm rõ về giá trị sổ sách. Theo đó, giá trị sổ sách (Book Value) là giá trị của doanh nghiệp được đánh giá theo giá trị toàn bộ tài sản của doanh nghiệp đó sau khi đã trừ đi các khoản nợ. Trong trường hợp xấu nếu công ty bị phá sản, thì giá trị sổ sách chính là số tiền còn lại mà các cổ đông có thể nhận được sau khi thanh lý tài sản và chi trả các khoản nợ. 

Cách tính giá trị sổ sách (BV) 

Dưới đây là công thức tính giá trị sổ sách (BV): 

BV = Tổng tài sản (không bao gồm tài sản vô hình) – Tổng nợ = (Tài sản ngắn hạn + Tài sản dài hạn – Tài sản vô hình) – (Nợ dài hạn + Nợ ngắn hạn) = Vốn chủ sở hữu – Tài sản vô hình – Tổng nợ 

Từ báo cáo tài chính của một doanh nghiệp, người đọc có thể tìm được giá trị tổng tài sản và nợ phải trả hay vốn chủ sở hữu trong bảng cân đối kế toán. 

Giá trị sổ sách của cổ phiếu là gì? 

Giá trị sổ sách của cổ phiếu hay chính là giá trị sổ sách trên mỗi cổ phiếu, viết tắt là BVPS (Book Value Per Share). Có thể hiểu, BVPS là tỷ lệ vốn chủ sở hữu dành cho cổ đông phổ thông chia cho số lượng cổ phiếu đang lưu hành. Con số này đại diện cho giá trị tối thiểu của vốn chủ sở hữu của một công ty và đo lường giá trị sổ sách của một công ty trên cơ sở mỗi cổ phiếu. 

Cách tính chỉ số BVPS 

Dưới đây là cách tính chỉ số BVPS: 

BVPS = (Vốn chủ sở hữu – Tài sản vô hình) / Tổng số lượng cổ phiếu đang lưu hành 

Trường hợp doanh nghiệp có nợ, BVPS được tính như sau: 

BVPS = (Vốn chủ sở hữu – Tài sản vô hình – Nợ) / Số lượng cổ phiếu phát hành 

Trong đó: 

Tài sản vô hình = Nguyên giá – Giá trị hao mòn lũy kế

Nợ phải trả = Nợ dài hạn + Nợ ngắn hạn

Vai trò của giá trị sổ sách trên mỗi cổ phiếu (BVPS) 

Về lý thuyết, BVPS là số tiền mà các cổ đông sẽ nhận được trong trường hợp công ty bị thanh lý. Tất cả tài sản hữu hình được bán và tất cả các khoản nợ phải trả đã được thanh toán.  

Tuy nhiên, giá trị của nó nằm ở chỗ các nhà đầu tư sử dụng nó để đánh giá xem giá cổ phiếu có bị định giá thấp hay không bằng cách so sánh nó với giá trị thị trường của công ty trên mỗi cổ phiếu. Nếu BVPS của một công ty cao hơn giá trị thị trường trên mỗi cổ phiếu, tức là giá cổ phiếu hiện tại của nó, thì cổ phiếu đó được coi là định giá thấp. 

Ý nghĩa của giá trị sổ sách của cổ phiếu (BVPS) là gì? 

Giá trị sổ sách của cổ phiếu có ý nghĩa rất lớn đối với nhà đầu tư. BVPS chính là yếu tố cấu thành nên chỉ số P/B (Price per Book Value). Đây là hệ số giá trị sổ sách được dùng để so sánh giá trị cổ phiếu trên thị trường với giá trị đích thực của doanh nghiệp. Đồng thời, P/B cũng là chỉ số được các nhà đầu tư dùng để định giá cổ phiếu. 

Công thức tính chỉ số P/B như sau: 

P/B = Giá thị trường của cổ phiếu/ Giá trị sổ sách trên một cổ phiếu 

Hoặc 

P/B = Vốn hóa cổ phiếu /Giá trị sổ sách 

Phân tích giá trị sổ sách của cổ phiếu theo P/B 

Các nhà đầu tư sẽ dựa vào hệ số P/ B để so sánh giá thị trường với giá trị sổ sách của cổ phiếu. Qua đó, nhà đầu tư sẽ biết được tình hình thị trường ở thời điểm hiện tại.   

P/B cao thể hiện kỳ vọng vào cổ phiếu đang tốt, tuy nhiên cổ phiếu có thể đang định giá ở mức cao. Điều này cũng có thể là do doanh nghiệp sử dụng nợ vay nhiều.   

Giá trị P/B thấp thể hiện kỳ vọng vào cổ phiếu đang thấp, tuy nhiên có thể cổ phiếu đang bị định giá thấp hơn giá trị thực. Hệ số P/B thấp chưa hẳn đã xấu bởi công ty sở hữu giá trị tài sản lớn hoặc ít nợ vay cũng ảnh hưởng đến chỉ số này.   

P/B > 1, giá trị cổ phiếu trên thị trường lớn hơn giá trị sổ sách. 

P/B = 1, giá trị cổ phiếu trên thị trường tương đồng với giá trị sổ sách. 

P/B < 1, giá trị cổ phiếu trên thị trường thấp hơn với giá trị sổ sách. 

Các yếu tố ảnh hưởng đến giá trị sổ sách của cổ phiếu 

Giá trị sổ sách của cổ phiếu luôn có sự biến chuyển. Nó có thể tăng hoặc giảm tùy vào hiệu suất và các quyết định của công ty. Dưới đây là một số yếu tố ảnh hưởng đến giá trị này: 

Lợi nhuận ròng 

Lợi nhuận ròng chính là lợi nhuận thực tế của công ty sau khi đã hạch toán tất cả các chi phí và thuế. Trong quá trình kinh doanh, nếu công ty tạo ra lợi nhuận ròng thì giá trị sổ sách của cổ phiếu sẽ tăng. Bởi vì khi đó lợi nhuận ròng được chuyển sang vốn chủ hoặc lợi nhuận giữ lại phục vụ cho kế hoạch kinh doanh.  

Lỗ ròng 

Trong một khoảng thời gian xác định, nếu chi phí vượt quá thu nhập hoặc tổng doanh thu được tạo ra thì được gọi là lỗ ròng. Có nghĩa là nếu doanh nghiệp rơi vào tình trạng làm ăn thua lỗ thì lợi nhuận ròng âm. Do đó, số tiền tương tự sẽ được chuyển sang bảng cân đối kế toán, khiến khoản dự trữ sẽ giảm xuống. Điều này đồng nghĩa với việc giá trị sổ sách bị giảm.   

Tuy nhiên, một số công ty bị lỗ ròng không nhất định phải phá sản. Họ có thể sử dụng các khoản vay để duy trì. 

Cổ tức 

Sau khi làm ăn có lãi, các doanh nghiệp sẽ chia cổ tức cho các cổ đông. Đây là phần lợi nhuận được lấy từ lãi ròng hoặc nguồn dự trữ của công ty. Do đó, mỗi khi trả cổ tức, giá trị sổ sách của công ty sẽ bị giảm. 

Mua lại cổ phần (mua cổ phiếu quỹ) 

Trong một số thời điểm, các công ty thường mua lại cổ phần của mình từ thị trường. Cổ phần này có thể là của các cổ đông hoặc của nhà đầu tư tự do. Số tiền doanh nghiệp sử dụng để mua cổ phiếu sẽ được điều chỉnh trong tài khoản bằng cách giảm giá trị sổ sách của công ty. 

gia tri so sach cua co phieu
giá trị sổ sách của cổ phiếu

Hạn chế của giá trị sổ sách của một cổ phiếu

Việc áp dụng chỉ số P/B vào xem xét giá trị của một cổ phiếu có nhiều mặt hạn chế. Nhất là với các doanh nghiệp phụ thuộc nhiều vào tài sản vô hình, chỉ số P/B sẽ không thực sự phù hợp. Dưới đây là một số hạn chế mà các bạn có thể tham khảo: 

Thông thường, giá trị sổ sách được báo cáo định kỳ theo quý hoặc năm. Tuy nhiên, giá trị sổ sách luôn biến động. Các nhà đầu tư không thể nắm kịp thời sự thay đổi của nó. Chỉ khi công ty phát hành báo cáo thì bạn mới biết được giá trị sổ sách trên một cổ phiếu của công ty đó. 

Giá trị sổ sách trên một cổ phiếu là mục kế toán, có thể điều chỉnh. Điều này có ảnh hưởng trực tiếp đến giá trị của cổ phiếu. Chính vì thế, giá trị sổ sách của cổ phiếu mà doanh nghiệp đưa ra ở từng thời điểm chỉ mang tính tương đối.  

Giá trị sổ sách có thể không xem xét tác động thực tế của việc doanh nghiệp sử dụng máy móc, trang thiết bị làm tài sản đảm bảo cho khoản vay nào đó. Vì thế, ngoài hệ số P/B, nhà đầu tư nên dựa trên nhiều phương pháp để định giá cổ phiếu. Với P/E, nhà đầu tư sẽ sử dụng lợi nhuận của doanh nghiệp để tính toán, điều này phần nào giúp phản ánh rõ hơn về năng lực trong tăng trưởng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 

Hạn chế của giá trị sổ sách của một cổ phiếu

Áp dụng hệ số P/B vào việc đánh giá giá trị của một cổ phiếu không phải là ưu việt nhất. Hình thức đánh giá này vẫn còn tồn tại nhiều mặt hạn chế. Nhất là với các doanh nghiệp phụ thuộc nhiều vào tài sản vô hình, hệ số P/B sẽ không thực sự phù hợp. 

Độ trễ về thời gian

Giá trị sổ sách của cổ phiếu là con số động liên tục thay đổi. Tuy nhiên, các nhà đầu tư không phải lúc nào cũng nắm được sự thay đổi này. Chỉ sau khi công ty cổ phần phát hành báo cáo tài chính, nhà đầu tư mới nắm được giá trị sổ sách thực. 

Không chính xác tuyệt đối

Giá trị cổ phiếu theo sổ sách được dựa trên nhiều hạng mục kế toán thu chi, công nợ. Những hạng mục này có thể điều chỉnh, thay đổi trong quá trình tổng hợp. Điều này ảnh hưởng trực tiếp tới giá trị của cổ phiếu. Theo đó, giá trị sổ sách của cổ phiếu mà doanh nghiệp đưa ra ở từng thời điểm chỉ mang tính tương đối. 

Không phải tiêu chí đánh giá doanh nghiệp

Giá trị sổ sách chỉ là một phần để đánh giá năng lực, tình hình kinh doanh của công ty. Đây không phải tiêu chí toàn diện để xác định công ty đang lỗ hay lãi. Đồng thời cũng không phải cơ sở xác định tài sản đảm bảo cho khoản vay nào đó. Vì thế, ngoài hệ số P/B, nhà đầu tư nên dựa trên nhiều phương pháp để định giá cổ phiếu. 

Để định giá cổ phiếu chính xác, nhà đầu tư có thể dựa vào hệ số P/B và P/E. Trong đó, hệ số P/E sẽ giúp nhà đầu tư tính toán dựa trên lợi nhuận của doanh nghiệp. Kết quả này sẽ phản ánh rõ hơn về năng lực trong sản xuất và kinh doanh của công ty. 

Như vậy, trên đây là bài viết về giá trị sổ sách của cổ phiếu là gì? Hy vọng các nhà đầu tư sẽ có thêm kiến thức để định giá cổ phiếu một cách chính xác nhất. Chúc các bạn luôn thành công.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139