Điều lệnh quản lý bộ đội

dieu lenh quan ly bo doi

Điều lệnh là gì? Điều lệnh được hiểu như thế nào? điều lệnh quản lý bộ đội là gì? Quy định xử lý vi phạm Điều lệnh Công an nhân dân ra sao? Hãy cùng tìm lời giải đáp cho những thắc mắc trên qua bài viết dưới đây của Luật Trần và Liên Danh.

Điều lệnh quản lý bộ đội là gì?

Điều lệnh là một trong những hình thức văn bản có tính pháp quy và được Bộ Quốc phòng ban hành. Điều lệnh được ban hành sẽ đưa ra quy định về những điều cụ thể có tính bắt buộc thi hành đối với mọi quân nhân trong lực lượng vũ trang, đưa mọi hoạt động của quân đội vào nề nếp chính quy theo đúng quy định của pháp luật.

Điều lệnh là hình thức văn bản pháp quy được bắt đầu sử dụng phổ biến từ đầu những năm 80 thế kỉ XX. Có điều lệnh chung và điều lệnh chiến đấu.

Quy định trước đây về điều lệnh (lịch sử hình thành chế định về điều lệnh):

Bản điều lệnh chung quy định những vấn đề cơ bản trong quan hệ nội bộ quân đội – chức trách quân nhân, quan hệ giữa các quân nhân, nền nếp sinh hoạt và quản lí bộ đội, khen thưởng, xử phạt như bản Điều lệnh nội vụ của Quân đội nhân dân Việt Nam ban hành ngày 03.03.1980 hoặc Điều lệnh quản lí quân đội được ban hành ngày 24.11.1991. Lại có điều lệnh về các nghỉ thức quân sự, việc tổ chức, thực hành đóng quân, trú quân, hành quân. Điều lệnh gồm: điều lệnh quản lí bộ đội, điều lệnh đội ngũ, điều lệnh hành quân…

Điều lệnh chiến đấu quy định những vấn đề cơ bản trong tác chiến ở quy mô trận chiến đấu và chiến dịch của các phân đội, binh đội, binh đoàn, liên binh đoàn – các nguyên tắc táo chiến, chỉ huy; thứ tự và nội dung công việc của các cấp trong các giai đoạn: chuẩn bị chiến đấu, thực hành chiến đấu, sau chiến đấu… Điều lệnh chiến đấu thường ở các cấp độ khác nhau: điều lệnh chiến đấu của bộ đội binh chủng hợp thành; điều lệnh chiến đấu của các binh chủng trong lục quân; điều lệnh chiến đấu của các quân chủng phòng không, không quân, hải quân…

Điều lệnh kỉ luật là một loại hình điều lệnh có tầm quan trọng lớn đối với lực lượng vũ trang trong các đơn vị chính quy. Điều lệnh kỉ luật được dùng làm cơ sở pháp lí rèn luyện, điều chỉnh các hoạt động của quân nhân trong chiến đấu, công tác, học tập, canh gác, trong lao động, trong quan hệ tiếp xúc với đồng đội, với nhân dân, chính quyền, trong thời bình, thời chiến…

Đáng chú ý, có trường hợp điều lệnh được ban hành đang ở dạng một dự thảo, như Bản điều lệnh kỉ luật (dự thảo) trong Quân đội nhân dân được ban hành ngày 21.02.1981.

Kỷ luật trong môi trường quân đội là những quy định bắt buộc và là sức mạnh của lực lượng vũ trang. Hoạt động này là để chấn chỉnh các cá nhân thực hiện nghiêm chỉnh chấp hành điều lệnh, tăng cường huấn luyện quân sự, võ thuật luôn được cơ quan Công an nhân dân tiến hành thường xuyên để nâng cao tinh thần của các chiến sĩ công an, gắn trách nhiệm của các chiến sĩ công an nhân dân với việc đôn đốc, giám sát, kiểm tra.

Với mục đích siết chặt kỷ cương, kỷ luật và nâng cao ý thức tự giác, tinh thần trách nhiệm của cán bộ công an trong việc chấp hành điều lệnh, quy trình, chế độ công tác thì pháp luật nước ta đã ban hành nhiều nội dung, kế hoạch, chương trình thực hiện công tác này. Thông qua đó, tiếp tục nâng cao hơn nữa nhận thức và hành động, tạo động lực thi đua, phấn đấu góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ ngày càng vững mạnh, phát triển.

Quy định pháp luật mới nhất về điều lệnh sẽ được phân tích kỹ dưới đây:

Quy định xử lý vi phạm điều lệnh quản lý bộ đội

Nhằm mục đích để đưa việc chấp hành Điều lệnh Công an nhân dân đi vào nề nếp thì Bộ trưởng Bộ Công an đã ký ban hành Thông tư số 10/TT-BCA-X11 quy định cụ thể về việc xử lý vi phạm Điều lệnh Công an nhân dân. Theo quy định tại Thông tư số 10/TT-BCA-X11, các đơn vị và cán bộ, chiến sĩ công an nhân dân khi vi phạm các quy định trong Điều lệnh Công an nhân dân đều bị xử lý nghiêm túc theo đúng quy định của pháp luật.

Các hình thức xử lý đối với các đơn vị cán bộ, chiến sĩ công an nhân dân khi vi phạm các quy định trong Điều lệnh Công an nhân dân là từ phê bình, hạ bậc thi đua, không công nhận đơn vị “văn hóa – kiểu mẫu về Điều lệnh Công an nhân dân”, luân chuyển công tác đến xử lý kỷ luật từ khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương, giáng cấp, giáng chức, tước danh hiệu Công an nhân dân và nhiều các hình thức xử lý cụ thể khác.

Căn cứ vào tính chất và mức độ của hành vi vi phạm mà cơ quan quản lý sẽ áp dụng mức xử phạt tương ứng đối với các đơn vị và cán bộ, chiến sĩ công an nhân dân khi họ vi phạm các quy định trong Điều lệnh Công an nhân dân.

Nhằm mục đích bảo đảm cho việc thi hành được nghiêm túc, Thông tư số 10/TT-BCA-X11 của Bộ trưởng Bộ Công an đã đưa ra các quy định cụ thể, đầy đủ về đối tượng, phạm vi, nguyên tắc, căn cứ, thủ tục, trình tự, thẩm quyền, thời hạn, nội dung vi phạm và hình thức xử lý các vi phạm về Điều lệnh Công an nhân dân. Từ đó, góp phần đảm bảo cho quá trình thi hành diễn ra nhanh chóng, chính xác và đúng kỷ cương quân đội.

Các quy định của Thông tư số 10/TT-BCA-X11 của Bộ trưởng Bộ Công an đã được tất cả các cán bộ, chiến sĩ của đơn vị, địa phương học tập, quán triệt sâu sắc và chấp hành nghiêm túc.

Nhiệm vụ và quyền hạn của cán bộ kiểm tra điều lệnh Công an nhân dân

Theo Điều 5 Thông tư 28/2013/TT-BCA của Bộ Công an thì nhiệm vụ của cán bộ kiểm tra điều lệnh Công an nhân dân bao gồm:

– Các cán bộ kiểm tra điều lệnh Công an nhân dân có nhiệm vụ nêu cao tinh thần trách nhiệm, gương mẫu trong công tác, học tập, rèn luyện và chấp hành điều lệnh Công an nhân dân; nắm vững các văn bản chỉ đạo, các quy định về Điều lệnh nội vụ, Điều lệnh đội ngũ và Nghi lễ Công an nhân dân; thực hiện đúng Quy trình kiểm tra điều lệnh Công an nhân dân.

– Các cán bộ kiểm tra điều lệnh Công an nhân dân cần phải thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của lãnh đạo cấp trên.

Cán bộ kiểm tra điều lệnh Công an nhân dân của Bộ thực hiện nghiêm túc sự chỉ đạo của lãnh đạo Bộ thực hiện nghiêm túc sự chỉ đại của lãnh đạo Bộ Công an, lãnh đạo Tổng cục Xây dựng lực lượng Công an nhân dân và lãnh đạo Công tác chính trị; Cán bộ làm nhiệm vụ kiểm tra điều lệnh của Công an đơn vị, địa phương thực hiện sự chỉ đạo của Bộ và sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của lãnh đạo Công an đơn vị, địa phương về công tác kiểm tra điều lệnh Công an nhân dân.

– Các cán bộ kiểm tra điều lệnh Công an nhân dân có trách nhiệm thực hiện việc kiểm tra, đôn đốc, phát hiện, biểu dương, đề xuất khen thưởng; nhắc nhở, chấn chỉnh và đề xuất xử lý kịp thời các hành vi vi phạm về điều lệnh Công an nhân dân.

– Các cán bộ kiểm tra điều Công an nhân dân có trách nhiệm báo cáo, đề xuất cấp có thẩm quyền có biện pháp khắc phục những hạn chế thiếu sót, bất cập trong các văn bản quản lý, hướng dẫn, chỉ đạo về công tác điều lệnh Công an nhân dân.

– Các cán bộ kiểm tra điều lệnh Công an nhân dân có trách nhiệm hướng dẫn Công an đơn vị, địa phương và cán bộ, chiến sĩ thực hiện nghiêm túc các quy định về Điều lệnh Công an nhân dân.

dieu lenh quan ly bo doi
điều lệnh quản lý bộ đội

Theo Điều 6 Thông tư 28/2013/TT-BCA của Bộ Công an thì quyền hạn của cán bộ kiểm tra điều lệnh Công an nhân dân bao gồm:

– Cán bộ kiểm tra điều lệnh Công an nhân dân có quyền chấn chỉnh hoặc lập biên bản đối với các đơn vị, cán bộ, chiến sĩ vi phạm điều lệnh Công an nhân dân, cụ thể: 

Lãnh đạo Cục Công tác chính trị phụ trách công tác điều lệnh; cán bộ Phòng Điều lệnh quân sự, võ thuật thuộc Cục Công tác chính trị, Tổng cục Xây dựng lực lượng Công an nhân dân khi thực hiện nhiệm vụ được quyền kiểm tra chấn chỉnh hoặc lập biên bản và đề nghị xử lý đối với đơn vị, cán bộ, chiến sĩ vi phạm điều lệnh trong toàn lực lượng Công an nhân dân.

Lãnh đạo phụ trách công tác điều lệnh và cán bộ làm công tác điều lệnh của Công an các đơn vị, địa phương khi hiện thực hiện nhiệm vụ kiểm tra điều lệnh sẽ được quyền sau đây:

+ Lãnh đạo phụ trách công tác điều lệnh và cán bộ làm công tác điều lệnh của Công an các đơn vị, địa phương có quyền chấn chỉnh hoặc lập biên bản đối với đơn vị, cán bộ, chiến sĩ vi phạm điều lệnh Công an nhân dân thuộc đơn vị, địa phương quản lý.

+ Lãnh đạo phụ trách công tác điều lệnh và cán bộ làm công tác điều lệnh của Công an các đơn vị, địa phương có quyền chấn chỉnh hoặc lập biên bản cán bộ, chiến sĩ của đơn vị, địa phương khác đến công tác, học tập, sinh hoạt tại các đơn vị, địa phương nếu có vi phạm điều lệnh.

+ Lãnh đạo phụ trách công tác điều lệnh và cán bộ làm công tác điều lệnh của Công an các đơn vị, địa phương có quyền chấn chỉnh hoặc lập biên bản đối với những cán bộ, chiến sĩ của các đơn vị, cơ quan, nhà trường đóng quân tại địa phương mình khi những cán bộ, chiến sĩ đó vi phạm điều lệnh ngoài phạm vi cơ quan, doanh trại đóng quân; thông báo cho đơn vị, địa phương quản lý cán bộ vi phạm điều lệnh biết để xử lý; đồng thời gửi thông báo về Cục Công tác chính trị, Tổng cục Xây dựng lực lượng Công an nhân dân để theo dõi chung.

– Cán bộ kiểm tra điều lệnh Công an nhân dân có quyền lập biên bản tạm giữ những tài liệu, phương tiện, đồ vật có liên quan đến vi vi phạm điều lệnh để phục vụ công tác xử lý.

– Cán bộ kiểm tra điều lệnh Công an nhân dân có quyền sử dụng các phương tiện kỹ thuật như: Máy ghi hình (camera), máy chụp ảnh, máy ghi âm, máy đo nồng độ cồn khi thực hiện nhiệm vụ kiểm tra điều lệnh công khai thường xuyên, đột xuất.

– Cán bộ kiểm tra điều lệnh Công an nhân dân có quyền hóa trang (không mặc trang phục Công an nhân dân), sử dụng các phương tiện kỹ thuật như: Máy ghi hình (camera), máy chụp ảnh, máy ghi âm khi thực hiện nhiệm vụ kiểm tra bí mật.

– Cán bộ kiểm tra điều lệnh Công an nhân dân có quyền buộc cán bộ, chiến sĩ vi phạm nghiêm trọng điều lệnh Công an nhân dân về trụ sở cơ quan hoặc đơn vị Công an nơi gần nhất để giải quyết theo đúng quy định pháp luật.

Việc ban hành các quy định cụ thể về quyền và nghĩa vụ của các cán bộ kiểm tra điều lệnh Công an nhân dân đã góp phần quan trọng đảm bảo vai trò của đội ngũ cán bộ.

Không chỉ thế, mỗi cán bộ trong đơn vị cần tự ý thức được việc tự giác chấp hành điều hành điều lệnh Công an nhân dân nhằm để xây dựng cho chính bản thân mình một bản lĩnh chính trị vững vàng, ý thức tổ chức kỷ luật cao, có quân phong, quân kỷ, có phẩm chất đạo đức trong sáng, lối sống lành mạnh, ứng xử có văn hóa và tự giác chấp hành điều lệnh Công an nhân dân, nội quy, quy định của đơn vị, xây dựng doanh trại sạch đẹp, có văn hóa, góp phần xây dựng đơn vị ngày càng trong sạch, vững mạnh. Việc siết chặt kỷ luật, kỷ cương là yêu cầu tiên quyết mà đơn vị và toàn thể các cán bộ chiến sĩ công an nhân dân cần ra sức phấn đấu để thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị được giao.

Hành vi vi phạm điều lệnh quản lý bộ đội

Những hành vi vi phạm điều lệnh có thể kể đến như sau:

Vi phạm chế độ trách nhiệm của người chỉ huy

Vi phạm quyền hạn của người chỉ huy

Chống mệnh lệnh

Chấp hành không nghiêm mệnh lệnh

Cản trở đồng đội thực hiện nhiệm vụ

Làm nhục, hành hung người chỉ huy hoặc cấp trên

Làm nhục hoặc dùng nhục hình đối với cấp dưới

Làm nhục, hành hung đồng đội

Vắng mặt trái phép

Đào ngũ

Trốn tránh nhiệm vụ

Vô ý làm lộ bí mật hoặc làm mất tài liệu bí mật quân sự

Báo cáo sai, báo cáo không kịp thời, không báo cáo

Vi phạm các quy định về trực chiến, trực chỉ huy, trực ban, trực nghiệp vụ

Vi phạm các quy định về bảo vệ

Vi phạm các quy định về bảo đảm an toàn

Vi phạm các quy định về quản lý, sử dụng vũ khí quân dụng, trang bị kỹ thuật quân sự

Vô ý làm mất hoặc làm hư hỏng vũ khí quân dụng, trang bị kỹ thuật quân sự

Chiếm đoạt hoặc hủy hoại chiến lợi phẩm 

Quấy nhiễu nhân dân

Lạm dụng nhu cầu quân sự trong khi thực hiện nhiệm vụ 

Ngược đãi tù binh, hàng binh

Chiếm đoạt tài sản

Vi phạm phong cách quân nhân

Vi phạm trật tự công cộng

Uống rượu, bia trong giờ làm việc và say rượu, bia

Tổ chức cho quân nhân đi làm kinh tế trái quy định

Sử dụng trái phép chất ma túy

Xử lý kỷ luật đối với các hành vi vi phạm

Bài viết trên của Luật Trần và Liên Danh đã cung cấp tới quý bạn Khái niệm và những nội dung liên quan tới điều lệnh quản lý bộ đội. Hi vọng bài viết đã mang lại những thông tin hữu ích cho bạn. Trân trọng cảm ơn!

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139