Điện tín là gì

dien tin la gi

Nhu cầu liên lạc, trao đổi thông tin từ lâu đã trở thành nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống của con người. Ngày xưa, việc truyền tin được thực hiện chủ yếu bằng miệng. Nhưng xã hội ngày càng phát triển kéo theo đó là hình thức truyền tin cũng ngày một được cải tiến. Trong đó, thư tín là hình thức phổ biến hơn cả. Vậy thư tín là gì? điện tín là gì? và việc thu giữ thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm được quy định như thế nào?

Thư tín là gì? điện tín là gì?

Thư tín được hiểu là một hình thức văn bản có chứa đựng những thông tin mà người gửi muốn báo cho người nhận biết. Theo nghĩa rộng nhất, thư tín là bất kì thông tin nào được ghi nhận dưới một hình thức vật chất nhất định và được chuyển từ một người (người gửi) sang một người khác (người nhận), theo ý chí của người gửi. Hình thức vật chất đó đồng thời cũng là phương thức bảo quản thông tin trong quá trình di chuyển từ người sang người.

Trong xã hội hiện đại, hình thức của thư tín rất đa dạng và có thể ghi nhận thông qua bốn hình thức phổ biến nhất sau:

– Thư viết trên giấy: đây có thể nói là loại thư tín cổ điển nhất. Thông tin được ghi nhận trên giấy có thể bằng chữ viết thông thường hoặc bằng một hệ thống kí hiệu quy ước giữa chủ thể gửi thông tin và chủ thể nhận thông tin (tương tự mật mã);

– Thông tin có thể được chứa đựng trong băng, đĩa từ dạng chữ viết, tiếng nói, hình ảnh hoặc cả ba;

– Thư được soạn thảo trên máy tính và gửi từ một địa chỉ điện tử đến một địa chỉ điện tử khác, thông qua mạng internet;

– Nhắn tin qua điện thoại, đây là việc để lại lời nhắn trên hộp thư thoại hoặc hộp tin nhắn của một số điện thoại. Lời nhắn trên hộp thư thoại tồn tại dưới dạng lời nói (lời đối thoại) được ghi âm.

Thư tín tiếng Anh là gì? điện tín là gì?

Thư tín trong tiếng Anh là “letter”, “mail”, “message”, “correspondence”.

Quy định về thu giữ thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm

Ngày nay, với sự bùng nổ công nghệ thông tin, các phương tiện điện tử, viễn thông được sử dụng rất phổ biến, đã rút ngắn khoảng cách giữa con người với con người, nhưng nó lại là một trong những phương tiện hữu dụng để các loại tội phạm sử dụng và thực hiện hành vi phạm tội. Chính vì vậy mà các nhà làm luật đã đưa ra biện pháp thu giữ thư tín, điện tín của các cơ quan, tổ chức bưu chính, viễn thông luật hóa thành quy định của Bộ luật tố tụng hình sự. Biện pháp thu giữ, quản lý thư tín, điện tín là một trong những biện pháp nghiệp vụ điều tra có ý nghĩa quan trọng trong việc thu thập, củng cố chứng cứ chứng minh tội phạm, được quy định trong Bộ luật tố tụng hình sự 2003 và được hoàn thiện trong Bộ luật tố tụng hình sự 2015 (Điều 197).

Căn cứ để thu giữ thư tín, điện tín là gì

Thư tín, điện tín là tài liệu cá nhân gắn liền với quyền nhân thân của con người nên được pháp luật quy định rất chặt chẽ. Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định khi cần thiết phải thu giữ thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm tại cơ quan, tổ chức bưu chính, viễn thông thì Cơ quan điều tra ra lệnh thu giữ.

Nếu Điều 144 Bộ luật tố tụng hình sự 2003 quy định chỉ được thu giữ thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm tại bưu điện khi thấy cần thiết. Quy định này đã giới hạn phạm vi áp dụng biện pháp thu giữ thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm chỉ xảy ra tại bưu điện, dẫn đến không phù hợp thực tiễn với sự phát triển của khoa học công nghệ như hiện nay, các phương tiện điện tử, viễn thông được áp dụng nhiều và phổ biến qua rất nhiều tổ chức viễn thông như Vinaphone, Mobiphone, Viettel hay qua các nhà mạng Internet… Vì vậy, Bộ luật tố tụng hình sự 2015 đã hoàn thiện các vướng mắc trên, mở rộng phạm vi áp dụng đối với biện pháp này được thực hiện tại các cơ quan, tổ chức bưu chính, viễn thông. Quy định đã góp phần quan trọng trong thu thập đầy đủ chứng cứ chứng minh tội phạm.

Thẩm quyền ra lệnh thu giữ thư tín, điện tín là gì

Thẩm quyền ra lệnh thu giữ thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm được quy định tại khoản 1 Điều 197 Bộ luật tố tụng hình sự 2015: “Khi cần thiết phải thu giữ thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm tại cơ quan, tổ chức bưu chính, viễn thông thì Cơ quan điều tra ra lệnh thu giữ. Lệnh này phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành”.

Theo đó, thẩm quyền ra lệnh thu giữ thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm thuộc về Cơ quan điều tra, cụ thể Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra. Lệnh thu giữ thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm được ban hành theo mẫu 121/CQĐT. Và lệnh này phải được Viện Kiểm sát phê chuẩn trước khi thi hành.

Quy trình, thủ tục thực hiện thu giữ thư tín, điện tín là gì

Về cơ bản quy trình thu giữ thư tín, điện tín theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự 2015 (Điều 197) giữ nguyên các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự 2003 (Điều 144) nhưng có sự cụ thể hơn, rõ ràng hơn Bộ luật tố tụng hình sự 2003. Cụ thể:

Thứ nhất, khi cần thiết phải thu giữ thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm tại cơ quan, tổ chức bưu chính, viễn thông thì Cơ quan điều tra ra lệnh thu giữ. Lệnh này phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành. Trường hợp không thể trì hoãn việc thu giữ thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm tại cơ quan, tổ chức bưu chính, viễn thông thì Cơ quan điều tra có thể tiến hành thu giữ nhưng phải ghi rõ lý do vào biên bản. Sau khi thu giữ phải thông báo ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp bằng văn bản kèm theo tài liệu liên quan đến việc thu giữ để xét phê chuẩn.

Như vậy, nếu như trước đây BLTTHS 2003 chỉ quy định trong trường hợp khẩn cấp phải thu giữ thư tín, điện tín, bưu phẩm thì Cơ quan điều tra có thể tiến hành thu giữ nhưng phải thông báo ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp biết mà không phải kèm theo các tài liệu đề nghị phê chuẩn thì Bộ luật tố tụng hình sự 2015 đã quy định dù trong trường hợp khẩn cấp phải thu giữ thư tín, điện tín thì sau khi thu giữ xong Cơ quan điều tra vẫn phải thông báo ngay đến Viện kiểm sát kèm theo tài liệu đề nghị phê chuẩn. Điều này nhằm đảm bảo việc thực hiện thu giữ thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật, đúng căn cứ và đồng thời cũng giúp Viện kiểm sát thực hiện tốt công tác kiểm sát điều tra vụ án hình sự.

dien tin la gi
điện tín là gì

Thứ hai, trong thời hạn 24 giờ kể từ khi nhận được đề nghị xét phê chuẩn và tài liệu liên quan đến việc thu giữ thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm, Viện kiểm sát phải ra quyết định phê chuẩn hoặc quyết định không phê chuẩn. Nếu Viện kiểm sát quyết định không phê chuẩn thì người đã ra lệnh thu giữ phải trả lại ngay cho cơ quan, tổ chức bưu chính, viễn thông, đồng thời thông báo cho người có thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm bị thu giữ biết.

Với quy định như vậy, Bộ luật tố tụng hình sự 2015 đã hạn chế những rủi ro Cơ quan điều tra thu giữ khẩn cấp sai hoặc lạm quyền trong việc thu giữ thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm, đồng thời tăng tính thận trọng, trách nhiệm của Cơ quan điều tra khi thu giữ khẩn cấp thư tín, điện tín.

Thứ ba, thủ tục tiến hành thu giữ thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm (khoản 3 Điều 197 Bộ luật tố tụng hình sự 2015) cơ bản được quy định như Bộ luật tố tụng hình sự 2003 (khoản 3 Điều 144).

Người thi hành lệnh phải thông báo cho người phụ trách cơ quan, tổ chức bưu chính, viễn thông hữu quan trước khi tiến hành thu giữ. Người quản lý cơ quan, tổ chức bưu chính, viễn thông hữu quan phải tạo điều kiện để người thi hành lệnh thu giữ hoàn thành nhiệm vụ. Việc thu giữ thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm ảnh hưởng đến hoạt động của cơ quan, tổ chức bưu chính, viễn thông. Do đó, luật quy định người thi hành lệnh phải thông báo cho người phụ trách cơ quan, tổ chức bưu chính, viễn thông hữu quan trước khi tiên hành thu giữ. Luật không quy định thời hạn thông báo trước bao lâu. Tuy nhiên, việc thông báo vừa nhằm đảm bảo tôn trọng hoạt động của cơ quan, tổ chức bưu chính, viễn thông, vừa nhằm đảm bảo yêu cầu của hoạt động điều tra vụ án hình sự.

Khi thu giữ thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm, phải có đại diện của cơ quan, tổ chức bưu chính, viễn thông chứng kiến và ký xác nhận vào biên bản. Người này phải tạo điều kiện để người thi hành lệnh thu giữ hoàn thành nhiệm vụ.

Cơ quan ra lệnh thu giữ phải thông báo cho người có thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm bị thu giữ biết. Nếu việc thông báo cản trở điều tra thì sau khi cản trở đó không còn nữa, cơ quan ra lệnh thu giữ phải thông báo ngay. Việc cản trở điều tra này có thể là người có thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm trường hợp là người đã thực hiện tội phạm thì việc này coi như “rút dây động rừng” khiến cơ quan điều tra khó khăn hơn trong việc thu thập chứng cứ; hay trường hợp người có thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm biết được và không muốn Cơ quan điều tra thu giữ nên họ đến các tổ chức bưu chính, viễn thông lấy trước và làm biến đổi đi các dấu vết tội phạm có thể có trong thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm.

Trách nhiệm bảo quản thư tín, điện tín là gì

Trách nhiệm bảo quản thư tín, điện tín bị thu giữ (Điều 199 Bộ luật tố tụng hình sự 2015) về cơ bản kế thừa quy định của Bộ luật tố tụng hình sự 2003 (Điều 147). Theo đó, phương tiện, tài liệu, đồ vật, dữ liệu điện tử, thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm bị thu giữ, tạm giữ hoặc bị niêm phong phải được bảo quản nguyên vẹn. Người nào phá hủy niêm phong, tiêu dùng, chuyển nhượng, đánh tráo, cất giấu hoặc hủy hoại phương tiện, tài liệu, đồ vật, dữ liệu điện tử, thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm thì phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật hình sự.

Trách nhiệm của người ra lệnh, người thi hành lệnh thu giữ thư tín, điện tín là gì

Người ra lệnh, người thi hành lệnh thu giữ thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm thì tùy tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của luật.

Trên đây là nội dung được chúng tôi tổng hợp và phân tích về vấn đề điện tín là gì  dành cho bạn đọc. Có thể thấy rằng điện báo là một trong những phương tiện truyền tải thông tin quan trọng và hiện đại nhất. Cần lưu ý rằng hành vi vi phạm quyền điện tín được pháp luật bảo vệ là hành vi phạm tội. Nếu bạn có câu hỏi khác liên quan đến vấn đề này, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139