Kiểm toán Báo cáo tài chính doanh nghiệp là một trong những yếu tố cơ bản làm nên thương hiệu Luật Trần và Liên danh và là một trong những thế mạnh của chúng tôi. Hoạt động này đã có sự phát triển không ngừng cả về số lượng và chất lượng. Hiện nay, trong lĩnh vực kiểm toán và tư vấn, Luật Trần và Liên danh đã có gần 500 chuyên gia với kinh nghiệm chuyên sâu về dịch vụ kiểm toán tại Đà Nẵng. Hàng năm, đội ngũ này đã thực hiện kiểm toán rất nhiều hợp đồng kiểm toán Báo cáo tài chính cho các doanh nghiệp, các dự án tài trợ, vay vốn của các tổ chức quốc tế. Trong đó có nhiều doanh nghiệp Nhà nước hầu hết là các các Tập đoàn kinh tế lớn, các Tổng Công ty; Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; các Ngân hàng thương mại, các tổ chức, các đơn vị sự nghiệp, các doanh nghiệp khác trong phạm vi cả nước.
Nội dung kiểm toán của kiểm toán nhà nước theo tư vấn dịch vụ kiểm toán tại Đà Nẵng
Phân tích trên đây về chức năng của kiểm toán nhà nước có thể đem lại ấn tượng rằng công việc của kiểm toán nhà nước chỉ liên quan tới việc kiểm tra và xác nhận các con số trình bày trên các sổ sách kế toán. Tuy nhiên, trên thực tế nội dung kiểm toán mà kiểm toán nhà nước có thể quyết định tiến hành trong từng cuộc kiểm toán lại có phạm vi rộng hơn khá nhiều, trong đó bao gồm ba nội dung (Xem Điều 32 Luật kiểm toán nhà nước nàm 2015).
– Kiểm toán tài chính: Đây là nội dung thường có trong mỗi cuộc kiểm toán của kiểm toán nhà nước. Khi thực hiện nội dung kiểm toán này, kiểm toán nhà nước tiến hành xem xét, đánh giá, xác nhận tính đúng đắn, trung thực của các số liệu, thông tin tài chính và báo cáo tài chính của đơn vị bị kiểm toán. Đây cũng là nội dung điển hình nhất của công tác kiểm toán và chính nội dung này được sử dụng chủ yếu để minh hoạ chức năng của kiểm toán nhà nước trong phân tích trên đây.
– Kiểm toán tuân thủ: Khi áp dụng nội dung này, kiểm toán nhà nước sẽ căn cứ vào hóa đơn, chứng từ và sổ sách kế toán để xem xét, đánh giá và xác nhận việc chi tiêu từ ngân sách của đơn vị bị kiểm toán có tuân thủ các định mức quy định bởi pháp luật, nội quy hoặc quy chế về tài chính mà đơn vị bị kiểm toán phải thực hiện. Nếu nội dung kiểm toán thứ nhất chỉ đánh giá xem số tiền ghi trên hóa đơn sổ sách có phản ánh đúng thực tế thu chi hay không, ví dụ có khoản thu, chi nào thực tế cao hơn hay thấp hơn, thì nội dung kiểm toán này đánh giá các khoản thu chi có đúng định mức đã quy định hay không, ví dụ số tiền chi cho bài viết hội thảo là đúng với thực tế nhưng lại cao hơn mức quy định mà đơn vị đã đặt ra. Đây cũng là nội dung kiểm toán thường có trong các cuộc kiểm toán.
– Kiểm toán hoạt động: với nội dung kiểm toán này, kiểm toán nhà nước đánh giá tính kinh tế, hiệu lực và hiệu quả trong quản lí và sử dụng tài chính công và tài sản công. Đây là nội dung kiểm toán không trực tiếp liên quan tới việc đối chiếu, xác nhận giấy tờ, sổ sách kế toán mà mang tính chất khái quát và trừu tượng hơn. Khi tiến hành kiểm toán hoạt động, kiểm toán nhà nước có thể sẽ xem xét tổng thể hoạt động của đơn vị bị kiểm toán từ góc nhìn sử dụng ngân sách và tài sản công để đánh giá việc sử dụng nguồn lực công có hiệu quả đối chiếu với kết quả hoạt động mà đơn vị đạt được, cả trước mắt và lâu dài.
Ví dụ, kiểm toán nhà nước có thể đánh giá hoạt động chi tiêu của đơn vị đều đúng thực tế và đúng định mức, tức là phù hợp nếu áp dụng nội dung kiểm toán thứ nhất và thứ hai, tuy nhiên có thể lượng chi tiêu đó là quá nhiều so với két quả đạt được hoặc quá ít để có thể đem đến kết quả như mong muốn.
Mặc dù về mặt pháp lý, nội dung kiểm toán của kiểm toán nhà nước bao gồm cả 3 nội dung trên đây, song trên thực tế không phải lúc nào các cuộc kiểm toán cũng đều thực hiện cả ba nội dung. Tuỳ vào yêu cầu của từng cuộc kiểm toán, Tổng kiểm toán nhà nước sẽ quyết định nội dung kiểm toán thích hợp (Khoản 2 Điều 32 Luật kiểm toán nhà nước năm 2015). Nhìn chung, nội dung thứ nhất và thứ hai thường được áp dụng; trong khi đó nội dung thứ ba mang tính trừu tượng cao và khá phức tạp, do đó không phải bất kì cuộc kiểm toán nào cũng được áp dụng.
Lịch sử hình thành và phát triển nghành kiểm toán trên thế giới
Kiểm toán thời sơ khai ra đời như thế nào?
Kiểm toán ra đời vào khoảng thế kỷ thứ ba trước công nguyên gắn liền với nền văn minh Ai Cập và La Mã cổ đại. Ở thời kỳ đầu, kiểm toán chỉ mới ở mức độ sơ khai, biểu hiện là những người làm công tác kiểm toán đọc to những số liệu, tài liệu cho một bên độc lập nghe và sau đó chứng thực.
Khi xã hội phát triển xuất hiện của cải dư thừa, hoạt động kế toán ngày càng được mở rộng và ngày một phức tạp thì việc kiểm tra, kiểm soát về kế toán và tài chính càng được quan tâm hơn chú trọng hơn trước nhằm đảm bảo số liệu trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu.
Ngành kiểm toán độc lập ra đời để đáp ứng theo nhu cầu phát triển của nền kinh tế và đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế
Cùng với sự phát triển của thị trường, sự tích tụ và tập trung tư bản đã làm cho sự phát triển của các doanh nghiệp và các tập đoàn ngày càng mở rộng. Sự tách rời giữa quyền sở hữu của ông chủ và người quản lý, người làm công ngày càng xa, đã đặt ra cho các ông chủ một cách thức kiểm soát mới.
Phải dựa vào sự kiểm tra của những người chuyên nghiệp hay những kiểm toán viên bên ngoài. Việc kiểm tra đi dần từ việc kiểm tra ghi chép kế toán đến tuân thủ quy định của pháp luật và mãi đến những thập niên 80, kiểm toán hoạt động bắt đầu được hình thành và phát triển, nhưng hiện nay đã trở thành lĩnh vực trung tâm của kiểm toán nói chung, đặc biệt là kiểm toán Nhà nước và kiểm toán nội bộ.
Vào những năm 30 của thế kỷ XX, từ việc phá sản của hàng loạt tổ chức tài chính và sự khủng hoảng kinh tế trên thế giới đã bộc lộ rõ những hạn chế của kiểm tra kế toán, sự kiểm tra trên cùng một hệ thống.
Chính từ đây, việc kiểm tra kế toán buộc phải được chuyển sang một giai đoạn mới, yêu cầu kiểm tra kế toán một cách độc lập đã được đặt ra.
Nghề kiểm toán độc lập tại Hoa kỳ phát triển như thế nào
Tại Hoa Kỳ sau khủng hoảng về tài chính vào những năm 1929, đến năm 1934 Ủy ban bảo vệ và trao đổi tiền tệ (SEC) đã xây dựng và ban hành quy chế về kiểm toán viên bên ngoài.
Đồng thời, trường đào tạo kế toán viên công chứng của Hoa Kỳ (AICPA) đã in ra mẫu chuẩn đầu tiên về báo cáo kiểm toán tài khoản của các công ty.
Cũng trong giai đoạn này, ở các tổ chức kinh doanh, các doanh nghiệp đã bắt đầu xuất hiện và phát triển chức năng kiểm tra một cách độc lập trong nội bộ với tên gọi kiểm toán nội bộ.
Năm 1942 Viện kiểm toán nội bộ Hoa Kỳ (IIA) được thành lập và đã đi vào hoạt động đào tạo các kiểm toán viên nội bộ. Đồng thời, Viện đã xây dựng và ban hành Hệ thống chuẩn mực kiểm toán nội bộ Hoa Kỳ vào năm 1978.
Dịch vụ kiểm toán tại Việt Nam hình thành và phát triển như thế nào
Kiểm tra nói chung và kiểm tra kế toán nói riêng được quan tâm ngay từ thời kỳ đầu xây dựng đất nước.Tuy nhiên trong cơ chế kế hoạch hoá tập trung, công tác kiểm tra cũng được tổ chức phù hợp với cơ chế: Nhà nước với tư cách là người quản lý vĩ mô, đồng thời là người chủ sở hữu nắm trong tay toàn bộ công tác kế toán và kiểm tra nói chung.
Vai trò kiểm toán độc lập đối với nền kinh tế thị trường
Kiểm toán độc lập (Independent Audit), đây là một loại kiểm toán được phân chia từ kiểm toán nói chung theo chức năng và chủ thể kiểm toán. Nó ra đời theo yêu cầu của cơ chế thị trường đòi hỏi.
Qua quá trình phát triển của kiểm toán nói chung, kiểm toán độc lập được tách ra phát triển mạnh mẽ cùng với sự phát triển của cơ chế thị trường.
Nếu nói rằng nền kinh tế thị trường có hiệu quả hơn so với nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung thì kiểm toán độc lập chính là một công cụ quản lý kinh tế ,tài chính đắc lực góp phần nâng cao tính hiệu quả đó của nền kinh tế thị trường.
Đặc trưng của nền kinh tế thị trường là nhiều thành phần kinh tế ,là tự do sản xuất, kinh doanh và cạnh tranh.
Mỗi doanh nghiệp đều có những biện pháp hạn chế mặt trái, tiêu cực của cơ chế thị trường và tự thân vận động phù hợp với những đòi hỏi có tính quy luật sống còn của nó.
Tổ chức kiểm toán độc lập là những doanh nghiệp không cạnh tranh với các doanh nghiệp (trừ doanh nghiệp kiểm toán) mà bạn hàng giúp các doanh nghiệp tồn tại và phát triển trong cạnh tranh.
Trách nhiệm và quyền hạn của người làm dịch vụ kiểm toán tại Đà Nẵng
Trách nhiệm:
a) Thực hiện kế hoạch kiểm toán đã được phê duyệt;
b) Xác định các thông tin đầy đủ, tin cậy, phù hợp và hữu ích cho việc thực hiện các mục tiêu kiểm toán;
c) Căn cứ vào các phân tích và đánh giá phù hợp để đưa ra kết luận và các kết quả kiểm toán một cách độc lập, khách quan;
d) Lưu các thông tin liên quan để hỗ trợ các kết luận và đưa ra kết quả kiểm toán;
đ) Chịu trách nhiệm về kết quả kiểm toán được giao thực hiện;
e) Bảo mật thông tin theo đúng quy định của pháp luật;
g) Không ngừng nâng cao năng lực chuyên môn, giữ gìn đạo đức nghề nghiệp;
h) Các trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật và Quy chế kiểm toán nội bộ của đơn vị.
Quyền hạn:
a) Trong khi thực hiện kiểm toán có quyền độc lập trong việc nhận xét, đánh giá, kết luận và kiến nghị về những nội dung đã kiểm toán;
b) Có quyền yêu cầu bộ phận/đơn vị được kiểm toán cung cấp kịp thời, đầy đủ tài liệu, thông tin có liên quan đến nội dung kiểm toán;
c) Bảo lưu ý kiến bằng văn bản về kết quả kiểm toán trong phạm vi được phân công;
d) Thực hiện các quyền hạn khác theo quy định của pháp luật và Quy chế kiểm toán nội bộ của đơn vị.
Kiểm toán độc lập đối với nền kinh tế
Hơn thế nữa, nền kinh tế thị trường đòi hỏi các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế muốn quản lý và điều hành sản xuất kinh doanh cần phải có thông tin chính xác kịp thời và tin cậy. Để đáp ứng được yêu cầu này đòi hỏi phải có bên thứ ba độc lập khách quan, có trình độ chuyên môn cao được pháp luật cho phép cung cấp thông tin tin cậy cho đối tượng quan tâm. Vì vậy đã hình thành nên loại hình kiểm toán độc lập này. Luật pháp nhiều quốc gia có nền kinh tế thị trường phát triển đã quy định chỉ có các báo cáo tài chính đã được kiểm toán độc lập mới có giá trị pháp lý và độ tin cậy.
Sự ra đời và phát triển của các tổ chức kiểm toán độc lập trong nền kinh tế thị trường là xu hướng tất yếu khách quan có tính quy luật của cơ chế thi trường.
Đối tượng áp dụng dịch vụ kiểm toán tại Đà Nẵng
Đối tượng áp dụng Nghị định này bao gồm:
a) Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
b) Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
c) Các đơn vị sự nghiệp công lập;
d) Các doanh nghiệp;
đ) Các tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến hoạt động kiểm toán nội bộ.
Đối với các đối tượng mà pháp luật chuyên ngành có quy định phải thực hiện công tác kiểm toán nội bộ thì thực hiện theo pháp luật chuyên ngành. Những nội dung mà pháp luật chuyên ngành không có quy định thì vận dụng theo quy định tại Nghị định này để thực hiện công tác kiểm toán nội bộ.
Công tác kiểm toán nội bộ của tổ chức tín dụng thực hiện theo Luật các tổ chức tín dụng, các văn bản hướng dẫn Luật và các văn bản hướng dẫn do Ngân hàng Nhà nước ban hành.
Công tác kiểm toán nội bộ của Ngân hàng Nhà nước thực hiện theo Luật Ngân hàng Nhà nước, các văn bản hướng dẫn Luật và các văn bản hướng dẫn do Ngân hàng Nhà nước ban hành.
Mục tiêu của kiểm toán nội bộ theo dịch vụ kiểm toán tại Đà Nẵng
Thông qua các hoạt động kiểm tra, đánh giá và tư vấn, kiểm toán nội bộ đưa ra các đảm bảo mang tính độc lập, khách quan và các khuyến nghị về các nội dung sau đây:
Hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị đã được thiết lập và vận hành một cách phù hợp nhằm phòng ngừa, phát hiện, xử lý các rủi ro của đơn vị.
Các quy trình quản trị và quy trình quản lý rủi ro của đơn vị đảm bảo tính hiệu quả và có hiệu suất cao.
Các mục tiêu hoạt động và các mục tiêu chiến lược, kế hoạch và nhiệm vụ công tác mà đơn vị đạt được.
Các nguyên tắc cơ bản của kiểm toán nội bộ theo dịch vụ kiểm toán tại Đà Nẵng
Tính độc lập: Người làm công tác kiểm toán nội bộ không được đồng thời đảm nhận các công việc thuộc đối tượng của kiểm toán nội bộ. Đơn vị phải đảm bảo rằng kiểm toán nội bộ không chịu bất cứ sự can thiệp nào trong khi thực hiện nhiệm vụ báo cáo và đánh giá.
Tính khách quan: Người làm công tác kiểm toán nội bộ phải đảm bảo khách quan, chính xác, trung thực, công bằng trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của kiểm toán nội bộ.
Tuân thủ pháp luật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động kiểm toán nội bộ.
Tại sao lựa chọn dịch vụ Tư vấn luật nói chung của LUẬT TRẦN VÀ LIÊN DANH?
LUẬT TRẦN VÀ LIÊN DANH cung cấp dịch vụ tư vấn pháp luật, giải đáp mọi thắc mắc của khách hàng một cách nhanh chánh, hiệu quả, đảm bảo chất lượng tốt của dịch vụ.
Đặc biệt, LUẬT TRẦN VÀ LIÊN DANH có dịch vụ tư vấn luật ở tất cả mọi lĩnh vực qua online và điện thoại. Giúp khách hàng tiết kiệm được thời gian, chi phí đi lại. Chỉ cần bạn liên hệ với chúng tôi qua những cách sau: Gửi câu hỏi qua email công ty, facebook công ty hoặc liên hệ đến số hotline của công ty để được tư vấn trực tiếp mà bạn không cần đến trực tiếp văn phòng của chúng tôi.
LUẬT TRẦN VÀ LIÊN DANH cam kết bảo mật thông tin của khách hàng, toàn bộ thông tin của khách hàng sẽ được chúng tôi bảo đảm tuyệt đối. Hồ sơ mà khách hàng cung cấp sẽ được giao tận tay khách hàng sau khi hoàn thiện vụ việc.
LUẬT TRẦN VÀ LIÊN DANH đảm bảo chất lượng dịch vụ tư vấn pháp luật uy tín, chuyên nghiệp. Với đối ngũ luật sư, chuyên viên tư vấn có trình độ chuyên môn cao, từng có kinh nghiệm xử lý hàng ngàn hồ sơ. LUẬT TRẦN VÀ LIÊN DANH tự tin sẽ đem đến khách hàng một dịch vụ chất lượng, uy tín, nhanh chóng và tuyệt đối đảm bảo bí mật thông tin. Quý khách sẽ được nhiều hơn sơ với chi phí mà khách hàng bỏ ra cho phí dịch vụ luật sư tư vấn pháp luật.
Trên đây là bài viết tư vấn về dịch vụ kiểm toán tại Đà Nẵng của Luật Trần và Liên danh. Nếu có thắc mắc hãy gọi cho chúng tôi theo số Hotline: 0969 078 234 để được tư vấn miễn phí.