Dịch vụ hoàn thuế giá trị gia tăng

dịch vụ hoàn thuế giá trị gia tăng

Hoàn thuế là nhu cầu của doanh nghiệp khi có số thuế phải thu lớn, đủ tiêu chuẩn hoàn thuế nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng vốn của doanh nghiệp.

Các thủ tục hoàn thuế có lẽ sẽ có những khó khăn nhất định về chuyên môn, chứng từ chứng minh và kinh nghiệm quyết toán. Chính các nguyên nhân này làm cho việc hoàn thuế khó khăn, thời gian kéo dài, số thuế hoàn không như mong đợi. Bài viết dưới đây Luật Trần và Liên Danh sẽ cung cấp đến bạn đọc dịch vụ hoàn thuế giá trị gia tăng, hãy cùng tìm hiểu nhé!

Hoàn thuế là gì?

Hoàn thuế giá trị gia tăng là một khoản Thuế được nhà nước hoàn trả lại mà đối tượng nộp Thuế hoàn tất cho ngân sách nhà nước. Hay nói cách khác, ngân sách được trả lại cho đơn vị doanh nghiệp của bạn. Số tiền được hoàn trả là số tiền Thuế đầu vào khi bạn trả mua mặt hàng sản phẩm, dịch vụ mà đơn vị kinh doanh của bạn được khấu trừ trong những kỳ tính Thuế.

Hoàn thuế GTGT là gì?

Theo Luật Thuế GTGT, Thuế GTGT là Thuế tính trên giá trị tăng thêm hàng hóa sản phẩm, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ khâu sản xuất đến lưu thông tiêu dùng. Về hoàn Thuế GTGT, trên cơ sở về khái niệm nói chung về Hoàn Thuế thì được hiểu về Hoàn Thuế GTGT là việc nhà nước hoàn trả lại số tiền Thuế GTGT mà đối tượng nộp Thuế đã hoàn tất thủ tục nộp cho nhà nước trong các trường hợp mua hàng, sử dụng dịch vụ số tiền Thuế đầu vào đã hoàn trả sau khi mua hàng hóa mà cơ sở kinh doanh chưa được khấu trừ trong các kỳ tính Thuế hoăc mua hàng hóa, sử dụng dịch vụ trong trường hợp tiêu dùng của tổ chức, cá nhân không thuộc diện bị chịu Thuế.

Hồ sơ đề nghị hoàn thuế giá trị gia tăng

Hồ sơ đề nghị hoàn thuế giá trị gia tăng theo quy định của pháp luật về thuế giá trị gia tăng (trừ trường hợp hoàn thuế giá trị gia tăng theo Điều ước quốc tế; hoàn thuế giá trị gia tăng đầu vào chưa được khấu trừ hết khi chuyển đổi sở hữu, chuyển đổi doanh nghiệp, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động thực hiện theo quy định tại Điều 30, Điều 31 Thông tư này) gồm:

Giấy đề nghị hoàn trả khoản thu ngân sách nhà nước theo mẫu số 01/HT ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư này.

Các tài liệu có liên quan theo trường hợp hoàn thuế, cụ thể như sau:

a) Trường hợp hoàn thuế dự án đầu tư:

a.1) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Giấy phép đầu tư đối với trường hợp phải làm thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;

a.2) Đối với dự án có công trình xây dựng: Bản sao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc quyết định giao đất hoặc hợp đồng cho thuê đất của cơ quan có thẩm quyền; giấy phép xây dựng;

a.3) Bản sao Chứng từ góp vốn điều lệ;

a.4) Bản sao Giấy phép kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện; Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện; Văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép đầu tư kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 10 Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ (được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 6 Điều 1 Nghị định số 100/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ);

a.5) Bảng kê hoá đơn, chứng từ hàng hoá, dịch vụ mua vào theo mẫu số 01-1/HT ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư này, trừ trường hợp người nộp thuế đã gửi hóa đơn điện tử đến cơ quan thuế;

a.6) Quyết định thành lập Ban Quản lý dự án, Quyết định giao quản lý dự án đầu tư của chủ dự án đầu tư, Quy chế tổ chức và hoạt động của chi nhánh hoặc Ban quản lý dự án đầu tư (nếu chi nhánh, Ban quản lý dự án thực hiện hoàn thuế).

b) Trường hợp hoàn thuế đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu:

b.1) Bảng kê hoá đơn, chứng từ hàng hoá, dịch vụ mua vào theo mẫu số 01-1/HT ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư này, trừ trường hợp người nộp thuế đã gửi hóa đơn điện tử đến cơ quan thuế;

b.2) Danh sách tờ khai hải quan đã thông quan theo mẫu số 01-2/HT ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư này đối với hàng hóa xuất khẩu đã thông quan theo quy định về pháp luật hải quan.

c) Trường hợp hoàn thuế chương trình, dự án sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) không hoàn lại:

c.1) Trường hợp vốn ODA không hoàn lại do chủ chương trình, dự án trực tiếp quản lý, thực hiện:

c.1.1) Bản sao Điều ước quốc tế hoặc thỏa thuận vốn ODA không hoàn lại hoặc văn bản trao đổi về việc cam kết và tiếp nhận vốn ODA không hoàn lại; bản sao Quyết định phê duyệt Văn kiện dự án, phi dự án hoặc Quyết định đầu tư chương trình và Văn kiện dự án hoặc Báo cáo nghiên cứu khả thi được phê duyệt theo quy định tại điểm a, b khoản 2 Điều 80 Nghị định số 56/2020/NĐ-CP ngày 25/5/2020 của Chính phủ.

c.1.2) Giấy đề nghị xác nhận chi phí hợp lệ vốn sự nghiệp đối với chi sự nghiệp và giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư đối với chi đầu tư của chủ dự án theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 80 Nghị định số 56/2020/NĐ-CP ngày 25/5/2020 của Chính phủ và điểm a khoản 10 Điều 10 Nghị định số 11/2020/NĐ-CP ngày 20/01/2020 của Chính phủ.

c.1.3) Bảng kê hoá đơn, chứng từ hàng hoá dịch vụ mua vào theo mẫu số 01-1/HT ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư này.

c.1.4) Bản sao văn bản xác nhận của cơ quan chủ quản chương trình, dự án ODA cho chủ chương trình, dự án về hình thức cung cấp chương trình, dự án ODA là ODA không hoàn lại thuộc đối tượng được hoàn thuế giá trị gia tăng và việc không được ngân sách nhà nước cấp vốn đối ứng để trả thuế giá trị gia tăng.

c.1.5) Trường hợp chủ chương trình, dự án giao một phần hoặc toàn bộ chương trình, dự án cho đơn vị, tổ chức khác quản lý, thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng vốn ODA không hoàn lại nhưng nội dung này chưa được nêu trong các tài liệu quy định tại điểm c.1.1, c.1.4 khoản này thì ngoài các tài liệu theo điểm c.1.1, c.1.2, c.1.3, c.1.4 khoản này, còn phải có thêm bản sao văn bản về việc giao quản lý, thực hiện chương trình, dự án ODA không hoàn lại của chủ chương trình, dự án cho đơn vị, tổ chức đề nghị hoàn thuế. 

c.1.6) Trường hợp nhà thầu chính lập hồ sơ hoàn thuế thì ngoài các tài liệu quy định tại điểm c.1.1, c.1.2, c.1.3, c.1.4 khoản này, còn phải có bản sao hợp đồng ký kết giữa chủ dự án với nhà thầu chính thể hiện giá thanh toán theo kết quả thầu không bao gồm thuế giá trị gia tăng.

Người nộp thuế chỉ phải nộp các giấy tờ quy định tại điểm c.1.1, c.1.4, c.1.5, c.1.6 khoản này đối với hồ sơ đề nghị hoàn thuế lần đầu hoặc khi có thay đổi, bổ sung.

c.2) Trường hợp vốn ODA không hoàn lại do nhà tài trợ trực tiếp quản lý, thực hiện:

c.2.1) Các giấy tờ theo quy định tại điểm c.1.1, c.1.3 khoản này;

c.2.2) Trường hợp Nhà tài trợ chỉ định Văn phòng đại diện của nhà tài trợ hoặc tổ chức quản lý, thực hiện chương trình, dự án (trừ trường hợp quy định tại điểm c.2.3 khoản này) nhưng nội dung này chưa được nêu trong các tài liệu quy định tại điểm c.1.1 khoản này thì phải có thêm các tài liệu sau:

c.2.2.1) Bản sao văn bản về việc giao quản lý, thực hiện chương trình, dự án ODA không hoàn lại của nhà tài trợ cho Văn phòng đại diện của nhà tài trợ hoặc tổ chức do nhà tài trợ chỉ định;

c.2.2.2) Bản sao văn bản của cơ quan có thẩm quyền về việc thành lập Văn phòng đại diện của nhà tài trợ, tổ chức do nhà tài trợ chỉ định.

c.2.3) Trường hợp nhà thầu chính lập hồ sơ hoàn thuế thì ngoài những tài liệu quy định tại điểm c.2.1 khoản này, còn phải có bản sao hợp đồng ký kết giữa nhà tài trợ với nhà thầu chính hoặc bản tóm tắt hợp đồng có xác nhận của nhà tài trợ về hợp đồng ký kết giữa nhà tài trợ với nhà thầu chính bao gồm các thông tin: số hợp đồng, ngày ký kết hợp đồng, thời hạn hợp đồng, phạm vi công việc, giá trị hợp đồng, phương thức thanh toán, giá thanh toán theo kết quả thầu không bao gồm thuế giá trị gia tăng.

Người nộp thuế chỉ phải nộp các giấy tờ quy định tại điểm c.1.1, c.2.2, c.2.3 khoản này đối với hồ sơ đề nghị hoàn thuế lần đầu hoặc khi có thay đổi, bổ sung.

dịch vụ hoàn thuế giá trị gia tăng

dịch vụ hoàn thuế giá trị gia tăng

d) Trường hợp hoàn thuế đối với hàng hóa, dịch vụ mua trong nước bằng nguồn tiền viện trợ không hoàn lại không thuộc hỗ trợ phát triển chính thức:

d.1) Bản sao Quyết định phê duyệt văn kiện chương trình, dự án, khoản viện trợ phi dự án và văn kiện chương trình, dự án, phi dự án theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 24 Nghị định số 80/2020/NĐ-CP ngày 08/7/2020 của Chính phủ;

d.2) Giấy đề nghị xác nhận chi phí hợp lệ vốn sự nghiệp đối với chi sự nghiệp và giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư đối với chi đầu tư của chủ dự án (trường hợp tiếp nhận viện trợ không hoàn lại thuộc nguồn thu ngân sách nhà nước) theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 24 Nghị định số 80/2020/NĐ-CP ngày 08/7/2020 của Chính phủ và điểm a khoản 10 Điều 10 Nghị định số 11/2020/NĐ-CP ngày 20/01/2020 của Chính phủ.

d.3) Bảng kê hoá đơn, chứng từ hàng hoá dịch vụ mua vào theo mẫu số 01-1/HT ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư này.

Người nộp thuế chỉ phải nộp các giấy tờ quy định tại điểm d.1 khoản này đối với hồ sơ đề nghị hoàn thuế lần đầu hoặc khi có thay đổi, bổ sung.

đ) Trường hợp hoàn thuế đối với hàng hóa, dịch vụ mua trong nước bằng nguồn tiền viện trợ quốc tế khẩn cấp để cứu trợ và khắc phục hậu quả thiên tai tại Việt Nam:

đ.1) Bản sao Quyết định tiếp nhận viện trợ khẩn cấp để cứu trợ (trường hợp viện trợ quốc tế khẩn cấp để cứu trợ) hoặc Quyết định chủ trương tiếp nhận viện trợ quốc tế khẩn cấp để khắc phục hậu quả thiên tai và văn kiện viện trợ quốc tế khẩn cấp để khắc phục hậu quả thiên tai (trường hợp viện trợ quốc tế khẩn cấp để khắc phục hậu quả thiên tai) theo quy định tại khoản 6, 7, 8 Điều 3 Nghị định số 50/2020/NĐ-CP ngày 20/4/2020 của Chính phủ.

đ.2) Bảng kê hoá đơn, chứng từ hàng hoá dịch vụ mua vào theo mẫu số 01-1/HT ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư này.

Người nộp thuế chỉ phải nộp các giấy tờ quy định tại điểm đ.1 khoản này đối với hồ sơ đề nghị hoàn thuế lần đầu hoặc khi có thay đổi, bổ sung.

e) Trường hợp hoàn thuế ưu đãi miễn trừ ngoại giao:

e.1) Bảng kê thuế giá trị gia tăng của hàng hoá, dịch vụ mua vào dùng cho cơ quan đại diện ngoại giao theo mẫu số 01-3a/HT ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư này có xác nhận của Cục Lễ tân nhà nước trực thuộc Bộ Ngoại giao về việc chi phí đầu vào thuộc diện áp dụng miễn trừ ngoại giao để được hoàn thuế.

e.2) Bảng kê viên chức ngoại giao thuộc đối tượng được hoàn thuế giá trị gia tăng theo mẫu số 01-3b/HT ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư này.

g) Hoàn thuế đối với ngân hàng thương mại là đại lý hoàn thuế giá trị gia tăng cho khách xuất cảnh:

Bảng kê chứng từ hoàn thuế giá trị gia tăng cho người nước ngoài xuất cảnh theo mẫu số 01-4/HT ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư này.

h) Trường hợp hoàn thuế giá trị gia tăng theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật: Quyết định của cơ quan có thẩm quyền.

Dịch vụ Hoàn Thuế GTGT tại Luật Trần và Liên Danh

(1) Chuẩn bị hồ sơ đề nghị Hoàn Thuế GTGT, bao gồm:

Hồ sơ về pháp lý.

Hóa đơn chứng từ, sổ sách Kế Toán.

Các hợp đồng trong nước và xuất khẩu.

Hồ sơ thanh toán công nợ (Các chứng từ của ngân hàng liên quan).

(2) Kiểm tra và xem xét tệp hồ sơ hoàn Thuế GTGT.

Rà soát tính hợp lệ của hóa đơn đầu vào và đầu ra.

Chuyên viên tư vấn tại Luật Trần và Liên Danh hướng dẫn anh/ chị chỉnh sửa hồ sơ hoàn tất Hoàn Thuế tốt nhất.

(3) Biên soạn và hoàn tất hồ sơ hoàn Thuế GTGT

(4) Đại diện cho doanh nghiệp nộp hồ sơ hoàn Thuế tới cơ quan Thuế.

(5) Theo dõi và cập nhập thông tin mới nhất về hồ sơ khi có thông báo.

(6) Đại diện cho doanh nghiệp giải trình tới cơ quan Thuế (Trình bày các vấn đề nội dung liên quan đến thủ tục hồ sơ Hoàn Thuế).

(7) Chờ nhận quyết định về Hoàn Thuế (Hoàn Tất thủ tục Hoàn Thuế).

Các bước thực hiện dịch vụ hoàn thuế giá trị gia tăng (GTGT) cho doanh nghiệp

Luật Trần và Liên Danh sẽ tư vấn, hướng dẫn trình tự các bước thực hiện dịch vụ này cho các đơn vị doanh nghiệp, công ty quý khách hàng được hiểu rõ, cụ thể hơn.

Bước 1: Khảo sát và tư vấn các vấn đề liên quan đến dịch vụ hoàn thuế GTGT

– Thu thập thông tin liên quan đến hoàn thuế GTGT

– Tư vấn các vấn đề liên quan, các tình huống có thể xảy ra khi hoàn thuế GTGT

Bước 2: Kiểm tra và hoàn thiện hồ sơ dịch vụ hoàn thuế

– Kiểm tra các tờ khai thuế hàng tháng/quý của doanh nghiệp

– Kiểm tra hóa đơn bán ra, mua vào

– Kiểm tra bộ hồ sơ xuất khẩu

– Kiểm tra phần thanh toán của bên nước ngoài

– Kiểm tra phần thanh toán không dùng tiền mặt đối với các hóa đơn từ 20.000.000đ trở lên khi thanh toán cho các nhà cung cấp

– Kiểm tra các hợp đồng mua bán

– Kiểm tra sổ sách kế toán

– Kiểm tra các hồ sơ khác liên quan

– Kiểm tra tình hình nộp thuế của doanh nghiệp

Sau đó tiến hành hoàn thiện và bổ sung các hồ sơ còn thiếu.

Bước 3: Lập và nộp hồ sơ dịch vụ hoàn hoàn thuế

– Lập hồ sơ theo quy định và tiến hành nộp cho cơ quan tthuế.

Bước 4: Giải trình số liệu với cơ quan thuế

– Cung cấp hồ sơ theo yêu cầu của cơ quan thuế.

– Giải trình số liệu khi cơ quan thuế kiểm tra hồ sơ hoàn thuế GTGT.

– Hoàn tất các thủ tục/yêu cầu từ cơ quan thuế trong quá trình kiểm tra.

Bước 5: Nhận quyết định hoàn thuế và theo dõi tiền hoàn thuế

– Nhận quyết định hoàn thuế GTGT

– Theo dõi nhận tiền hoàn thuế được chuyển từ kho bạc vào tài khoản doanh nghiệp.

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi. Để được tư vấn một cách chi tiết và đầy đủ hơn về dịch vụ hoàn thuế giá trị gia tăng Quý khách hàng vui lòng liên hệ qua Tổng đài tư vấn pháp luật 0969 078 234 của Luật Trần và Liên Danh. Chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn, hỗ trợ Quý khách hàng những vấn đề pháp lý chất lượng hàng đầu trên toàn quốc.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139