Công việc thẩm định giá

công việc thẩm định giá

Thẩm định giá chính là “cán cân” định giá tài sản đóng vai trò quan trọng trong khối ngành tài chính ngân hàng. Tuy nhiên đây vẫn là một ngành nghề mới tại Việt Nam vì vậy nguồn nhân lực vẫn còn khan hiếm những cơ hội tiềm năng phát triển lại rất lớn. Thẩm định giá là gì? bản mô tả công việc chuyên viên thẩm định giá có gì? Cùng Luật Trần và Liên Danh tìm hiểu về lĩnh vực này qua bài viết sau.

1. Chuyên viên thẩm định giá là gì?

Chuyên viên thẩm định giá là người làm công việc đánh giá giá trị thực tế của tài sản phù hợp với thị trường ở một khoảng thời gian nhất định theo tiêu chuẩn tại Việt nam hoặc thông lệ quốc tế. 

Người làm thẩm định giá phải xem xét những đặc điểm của từng loại tài sản và đánh giá các yếu tố về pháp luật, rủi ro có ảnh hưởng đến tài sản thẩm định. Đây là một ngày mới xuất hiện và được chia làm 2 cấp: chuyên viên thẩm định giá và trợ lý chuyên viên thẩm định giá cùng với đó là 2 dịch vụ: thẩm định theo yêu cầu của cơ quan, nhà nước và dịch vụ thẩm định giá của các tổ chức cá nhân.

2. Vai trò chuyên viên thẩm định giá – công việc thẩm định giá là gì?

Chuyên viên thẩm định định giá tuy là một ngành mới nhưng lại có vai trò quan trọng ảnh hưởng đến sự ổn định và phát triển của nền kinh tế và tiềm lực của doanh nghiệp. Chuyên viên thẩm định giá giúp đánh giá thẩm định một tài sản có phù hợp với thị trường trong thời điểm cụ thể đó hay không. Đây chính là thước đo đánh giá cho doanh nghiệp từ những giá trị tài sản nhỏ đến lớn. 

Vai trò của chuyên viên thẩm định giá ngày càng được khẳng định tuy nhiên đây lại là một ngành thiếu nhân lực vì yêu cầu tuyển dụng tương đối cao, những chuyên viên thẩm định có trình độ cao chuyên môn vững vàng lại không có nhiều. Đây là một ngành quan trọng không chỉ với doanh nghiệp, nhà nước mà còn đối với cá nhân.

3. Mô tả công việc chuyên viên thẩm định giá

Chuyên viên thẩm định giá làm những công việc gì? Cùng tìm hiểu cụ thể từng nhiệm vụ mà người làm thẩm định giá phải thực hiện dưới đây.

3.1. Tìm kiếm dữ liệu thông tin khối tài sản thẩm định

Để làm công việc thẩm định các chuyên viên cần có kiến thức hiểu viết về các quy trình theo đúng quy định. Đối với mỗi loại tài sản sẽ có quy trình khác nhau tuy nhiên đầu tiên công việc của chuyên viên thẩm định cần tìm hiểu về thông tin tài sản thẩm định, giá trị trên thị trường, các đặc điểm về cơ sở pháp lý. 

Đây là bước đầu tiên trong quy trình thẩm định nhưng lại là nhiệm vụ quan trọng mà các chuyên viên không được bỏ qua để phòng trừ rủi rõ sau này trong việc đánh giá tài sản. Dựa trên những thông tin của hợp đồng và thông tin thực tế chính xác để phục vụ cho quá trình thẩm định. 

3.2. Báo cáo, lập kế hoạch về định giá và đề xuất giải pháp

Chuyên viên thẩm định giá sẽ lên kế hoạch cụ thể cho việc thẩm định giá về nội dung, phạm vi, mục đích công tác và tiến độ công việc. Thực hiện ghi chép viết báo cáo làm cơ sở cho việc thẩm định. Chuyên viên thẩm định sẽ là người chịu trách nhiệm về độ tin cậy xác thực thông tin tài liệu bằng cách khảo sát thực tế, phân tích dữ liệu và thực hiện công tác đến trực tiếp đánh gái khối tài sản và xác định thời gian gia hạn báo cáo cấp trên. Từ đó đề xuất các giải pháp và triển khai thực hiện phân chia nguồn lực tham gia vào tham định.

3.3. Khảo sát thực tế

Trong các chuyến  công tác thực tế chuyên viên thẩm định phải là người trực tiếp tham gia khảo sát. So sánh với những dữ liệu đã thu thập với tài sản thwucj tế. Nhiệm vụ này cần thực hiện theo đúng quy định và cẩn thận do chuyên viên thẩm định là người trực tiếp ký kết các biên bản số liệu liên quan đến giá trị tài sản có liên quan đến pháp lý. 

Chủ yếu acsc dữ liệu thu thập liên quan đến công việc này sẽ là giá bán, chính sách thuế, lãi suất, yếu tố thị trường,… những thông tin cần được kiểm chứng và xác thực để có thể kịp thời liên hệ trao đổi với khách hàng khi phát hiện sai sót và không khớp thông tin khách hàng đưa ra.

3.4. Chịu trách nhiệm về kết quả thẩm định

Chuyên viên thẩm định là người đưa ra giá trị cuối cùng của tài sản sau khi đã phân tích dữ liệu và so sánh các tài sản. Nhiệm vụ cuối cùng của chuyên viên thẩm định cần đưa ra kết quả cuối cùng. Thiết lập và đưa ra báo cáo cuối cùng đảm bảo về kết quả và chứng thư tuân thủ đúng quy định của pháp luật, trực tiếp chịu trách nhiệm với kết quả thẩm định.

4. Chuyên viên thẩm định làm việc ở đâu?

Làm việc tại ngân hàng: Môi trường quen thuộc đối với công việc thẩm định có lẽ chính là trong các ngân hàng. Đây là môi trường làm việc phổ biến với mức thu nhập cao và ít vất vả. Các hợp đồng hờ sơ thẩm định tại các ngân hàng chủ yếu là các cá nhân về các loại tài sản như bất động sản. Đây là môi trường phù hợp với công việc chuyên viên thẩm định để ổn định và không cần di chuyển quá nhiều

Tại các doanh nghiệp: Môi trường chuyên viên thẩm định làm việc tại các công ty, doanh nghiệp thường phải đi cốc tác và di chuyển khá nhiều. Họ sẽ làm các hồ sơ báo giá, viết hợp đồng và acsc dự án thẩm định lớn. Đây là môi trường phù hợp với những bạn sinh viên chưa có nhiều kinh nghiệm để có thể trau dồi thêm kỹ năng và mở rộng mối quan hệ.

5. Yêu cầu đối với việc làm chuyên viên thẩm định

Người có thể đảm nhiệm chức vụ chuyên viên thẩm định giá sẽ cần phải tốt nghiệp Đại học, Cao đẳng các chuyên ngành như Tài chính, Bất động sản, Thẩm định giá, Xây dựng, Máy móc, Thiết bị. Những sinh viên tốt nghiệp những ngành trên hoặc các chuyên ngành khác có liên quan đều có thể có khả năng chuyên môn tham gia vào công việc này. Những ai không học theo chuyên ngành thẩm định giá cần phải có chứng chỉ thẩm định giá do Sở xây dựng hoặc Bộ tài chính cấp.

công việc thẩm định giá
công việc thẩm định giá

Những ứng cử viên có thẻ thẩm định viên về giá hoặc đã có kinh nghiệm từng làm ở vị trí  tương đương sẽ là điểm cộng cho các ứng viên có ý định ứng tuyển cho vị trí này. Những người làm vị trí này đòi hỏi có kỹ năng làm việc độc lập và đa phần nam giới sẽ được tuyển dụng vào vị trí này nhiều hơn nữ giới.

Những ứng viên cũng cần phải có kỹ năng phân tích, đánh giá các vấn đề tình huống trong công việc, có được năng lực tư duy lập kế hoạch và theo dõi giám sát. 

6. Mức lương của chuyên viên thẩm định là bao nhiêu?

Lương của chuyên viên thẩm định khá cao so với thị trường việc làm hiện nay, thường sẽ giao động ở khoảng 8 đến 20 triệu một tháng tùy theo năng lực và kinh nghiệm của mỗi người. Chuyên viên thẩm định làm việc tại môi trường chuyên nghiệp có cơ hội gặp gỡ nhiều đối tác lớn học hỏi kinh nghiệm và phát triển bản thân. 

Chuyên viên thẩm định giá thường sẽ không có nhiều khoản tiền thưởng hay hoa đồng từ hợp đồng tuy nhiên vẫn sẽ được hưởng đầy đủ quyền lợi của người lao động về chế độ bảo hiểm, nghỉ lễ, tết, du lịch cùng công ty và tham gia các buổi định hướng đào tạo nghề nghiệp. 

7. Cơ hội và thách thức đối với chuyên viên thẩm định

7.1 Cơ hội nghề nghiệp

Nhu cầu về cán bộ, chuyên viên thẩm định giá ở nước ta ngày càng tăng nhanh theo đà tăng trưởng của nền kinh tế thị trường.

Nghề thẩm định giá không hề đơn điệu, bạn có cơ hội lựa chọn việc làm theo năng lực cá nhân bởi có rất nhiều dịch vụ đa dạng cho khách hàng như thẩm định giá theo yêu cầu của các cơ quan, tổ chức Nhà nước, thẩm định giá của các tổ chức, cá nhân có nhu cầu thẩm định giá, nhu cầu này của xã hội đang ngày càng tăng.

Khi bạn chọn nghề thẩm định giá, bạn cũng có nhiều cơ hội lựa chọn địa điểm làm việc và làm việc ở nhiều môi trường:

– Cơ quan có chức năng thẩm định giá tài sản, hàng hóa thuộc các bộ, ngành kinh tế như Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tài nguyên – Môi trường… Các sở, phòng tài chính, phòng địa chính của các địa phương.

– Các văn phòng luật sư về sở hữu trí tuệ, phòng kiểm định chất lượng, phòng đăng kiểm…

– Các công ty bảo hiểm, xuất nhập khẩu, xây dựng, tư vấn tài chính và kinh doanh bất động sản, công ty kiểm toán, công ty chứng khoán, …

7.2. Khó khăn chuyên viên thẩm định giá 

Gần với nghề kiểm toán, luật sư, nghề thẩm định giá luôn đòi hỏi tính kiên trì, tính tự tin, sự năng động… cũng như trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và phẩm chất đạo đức.

Bạn có thể hình dung thẩm định giá là một công việc rất cụ thể, đòi hỏi tính kiên trì và cẩn thận trong việc thu thập thông tin và xử lý số liệu. Nghề thẩm định giá cũng đòi hỏi bạn phải tự tin vào khả năng và kết quả thẩm định của mình. Vì là người cung cấp dịch vụ cho khách hàng nên bạn cũng cần năng động trong việc xử lý các mối quan hệ, các tình huống phát sinh…

Do tính chất đặc biệt của nghề thẩm định giá, ngoài những tố chất kể trên, người thẩm định viên còn cần phải đáp ứng một số yêu cầu đặc thù của nghề nghiệp:

– Thứ nhất: Tính kỷ luật tuân thủ tiêu chuẩn thẩm định giá, chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động nghề nghiệp và kết quả thẩm định giá bảo đảm tính độc lập về chuyên môn nghiệp vụ và tính trung thực, khách quan của hoạt động thẩm định giá bảo mật các thông tin của đơn vị được thẩm định giá…

– Thứ hai: Tính trung thực, thẩm định viên không được nhận bất kỳ một khoản tiền hoặc các lợi ích nào khác từ tổ chức cá nhân có nhu cầu thẩm định giá ngoài mức giá dịch vụ đã thỏa thuận trong hợp đồng thẩm định không đúng các điều khoản của hợp đồng thẩm định giá…

Trên đây là một số thông tin về thẩm định giá và công việc thẩm định giá của Luật Trần và Liên Danh. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì về vấn đề này, quý khách hàng có thể liên hệ với chúng tôi để được biết thêm thông tin chi tiết./

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139