Công tác phòng không nhân dân

Công tác phòng không nhân dân

Khái niệm phòng không nhân dân là gì? Những nhiệm vụ cơ bản của nội dung công tác phòng không nhân dân. Đặc điểm và các quy định của pháp luật về phòng không nhân dân.

Công tác phòng không nhân dân là gì?

Trong công cuộc xây dựng nền quốc phòng toàn dân, bảo vệ Tổ quốc ngay cả trong thời bình, một trong những nội dung đóng vai trò hết sức quan trọng đó chính là phòng không không quân. 

Công tác phòng không nhân dân trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc là một nội dung trong xây dựng nền quốc phòng toàn dân – hình thức hoạt động phòng không do toàn dân tiến hành dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự điều hành thống nhất của Chính phủ, thông qua sự chỉ đạo, điều hành trực tiếp của Ban Chỉ đạo công tác phòng không nhân dân các cấp từ Trung ương đến địa phương.

Căn cứ theo quy định tại Điều 2 Nghị định 74/2015/NĐ-CP quy định về khái niệm phòng không nhân dân cụ thể như sau:

Phòng không nhân dân là một nội dung quan trọng của công tác quốc phòng, quân sự; được xây dựng, hoạt động trong khu vực phòng thủ, là một bộ phận của thế trận quốc phòng toàn dân trên mặt trận đối không nhằm thực hiện phòng, tránh, đánh trả và khắc phục hậu quả các hành động xâm nhập, tiến công đường không của địch; bảo vệ tài sản của Nhà nước, tính mạng và tài sản của Nhân dân, góp phần xây dựng khu vực phòng thủ vững mạnh, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.

Theo đó, công tác phòng không nhân dân là một nội dung quan trọng của công tác quốc phòng, quân sự; được xây dựng, hoạt động trong khu vực phòng thủ, là một bộ phận của thế trận quốc phòng toàn dân trên mặt trận đối không nhằm góp phần xây dựng khu vực phòng thủ vững mạnh, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.

Thế trận phòng không nhân dân là tổng thể các yếu tố, các lợi thế về địa hình, lực lượng, bố trí trang thiết bị phòng không để tiến hành các hoạt động tác chiến phòng không, phù hợp với kế hoạch tác chiến của khu vực phòng thủ.

Địa bàn phòng không nhân dân được xác định là các huyện, quận, thành phố, thị xã thuộc tỉnh, hoặc những vị trí trọng yếu nằm trong hệ thống phòng thủ của cấp tỉnh và quân khu.

Lực lượng chuyên môn phòng không nhân dân là tổng hợp các lực lượng, được tổ chức chặt chẽ dưới sự chỉ đạo của Ban Chỉ đạo phòng không nhân dân các cấp để thực hiện các nhiệm vụ phòng không nhân dân.

Công tác phòng không nhân dân được phân thành những loại nào?

Về nội dung phân loại trong công tác phòng không nhân dân được quy định tại Điều 11 và Điều 12 Nghị định 74/2015/NĐ-CP cụ thể như sau:

* Phân loại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về công tác phòng không nhân dân

– Tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trọng điểm công tác phòng không nhân dân được xác định là các tỉnh, thành phố có vị trí chiến lược quan trọng về chính trị, kinh tế, văn hóa – xã hội, quốc phòng, an ninh hoặc những nơi có các mục tiêu trọng điểm quốc gia và của quân khu.

– Tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ngoài trọng điểm công tác phòng không nhân dân là các tỉnh, thành phố không nằm trong quy định trên.

* Phân loại địa bàn trong công tác phòng không nhân dân

– Địa bàn trọng điểm phòng công tác không nhân dân được xác định là các huyện, quận, thành phố trực thuộc cấp tỉnh có vị trí chiến lược quan trọng về chính trị, kinh tế, văn hóa – xã hội, quốc phòng, an ninh, những nơi có các mục tiêu trọng điểm của tỉnh.

– Địa bàn ngoài trọng điểm phòng không nhân dân là các huyện, quận, thành phố trực thuộc cấp tỉnh không nằm trong quy định trên.

Quy định về nội dung của công tác phòng không nhân dân:

Công tác phòng không nhân dân theo quy định của Nghị định Nghị định 74/2015/NĐ-CP bao gồm các nội dung cụ thể như sau:

Thứ nhất, công tác chuẩn bị phòng không nhân dân được thực hiện cả trong thời bình và thời chiến bao gồm các nội dung được quy định cụ thể tại Điều 16 Nghị định 74/2015/NĐ-CP như sau:

Một là, công tác chuẩn bị phòng không nhân dân trong thời bình bao gồm các hoạt động như:

– Thành lập Ban Chỉ đạo phòng không nhân dân các cấp và xây dựng, điều chỉnh, bổ sung kế hoạch phòng không nhân dân phù hợp với tình hình theo hướng dẫn của Bộ Quốc phòng.

– Tổ chức tuyên truyền, bồi dưỡng kiến thức phòng không nhân dân gắn với giáo dục quốc phòng, an ninh; huấn luyện chuyên môn cho lực lượng phòng không nhân dân, tổ chức diễn tập, luyện tập phòng không nhân dân.

– Tổ chức xây dựng các công trình phòng, tránh trọng điểm, các công trình, dự án, đề án đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ tác chiến phòng không nhân dân.

– Đối với những khu vực trọng điểm cần tổ chức triển khai trinh sát, thông báo, báo động phòng không và sẵn sàng lực lượng để đánh địch trong trường hợp địch đột nhập, tiến công. Đồng thời bố trí lực lượng chuyên môn để chủ động trong công tác phòng, tránh, sơ tán và khắc phục hậu quả. 

Hai là, các nội dung trong công tác chuẩn bị phòng không nhân dân thời chiến bao gồm:

– Tổ chức thực hiện kế hoạch phòng không nhân dân đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, kịp thời bổ sung, điều chỉnh phù hợp với tình hình. Đồng thời, huy động, điều hành các hoạt động của lực lượng phòng không nhân dân đảm bảo các yêu cầu của nhiệm vụ.

– Thực hiện các biện pháp nghi binh, ngụy trang, sơ tán, phân tán để phòng, tránh địch tiến công đường không song song với việc triển khai các lực lượng chiến đấu cũng như khắc phục hậu quả trong phòng không nhân dân khi địch tiến công như cứu hỏa, cứu sập, cứu thương.

Thứ hai, công tác xây dựng thế trận phòng không nhân dân với những nội dung cơ bản được quy định tại Điều 17 Nghị định 74/2015/NĐ-CP như sau: 

– Xây dựng hệ thống các đài quan sát, trinh sát, thông báo hoặc báo động phòng không đảm bảo phòng, tránh địch tiến công.

– Bệnh cạnh việc quan sát, thông báo, báo động cần củng cố xây dựng hệ thống trận địa đánh trả khi địch tiến công đường không.

– Xác định các khu vực đáp ứng cho mục đích sơ tán, phân tán, phòng tránh cho cả lực lượng và phương tiện ở từng cấp và những vị trí bảo đảm phục vụ cho phòng không nhân dân trong các căn cứ chiến đấu, hậu phương của khu vực phòng thủ.

– Chú trọng tập trung xây dựng các trận địa để bắn mục tiêu hoặc phục kích khi địch tiến công tại các địa bàn trọng điểm. 

Thứ ba, công tác xây dựng kế hoạch phòng không nhân dân bao gồm các hoạt động trọng điểm quy định tại Điều 18 Nghị định 74/2015/NĐ-CP cụ thể như sau:

– Xây dựng kế hoạch phòng không nhân dân toàn diện ở các cấp với sự tham mưu và phối hợp của các cơ quan quân sự và ban ngành địa phương.

– Kế hoạch phòng không nhân dân được xây dựng dưới sự chỉ đạo của ủy ban nhân dân các địa phương theo sự hướng dẫn, chỉ đạo của Bộ Quốc phòng. 

Thứ tư, về công tác tuyên truyền phòng không nhân dân: Theo quy định tại Điều 19 Nghị định 74/2015/NĐ-CP hoạt động này bao gồm những nội dung cơ bản như sau:

– Ban Chỉ đạo phòng không nhân dân các cấp phối hợp với cơ quan chức năng của cấp mình tổ chức tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức, hiểu biết về phòng không nhân dân cho các tầng lớp nhân dân.

– Các cơ quan, tổ chức từ Trung ương đến địa phương sử dụng các phương tiện thông tin đại chúng và các hình thức khác để tuyên truyền về công tác phòng không nhân dân.

– Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, Ban Chỉ đạo phòng không nhân dân các cấp cần có sự phối hợp chặt chẽ với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể trong tuyên truyền sâu rộng những kiến thức về phòng không nhân dân.

Công tác phòng không nhân dân
công tác phòng không nhân dân

Thứ năm, về công tác huấn luyện nghiệp vụ, tổ chức diễn tập phòng không nhân dân, đây được coi là hoạt động có vai trò hết sức quan trọng. Theo quy định tại Điều 20 Nghị định 74/2015/NĐ-CP, hoạt động này bao gồm các nội dung cơ bản sau:

Một là, các hoạt động huấn luyện nghiệp vụ chuyên môn phòng không nhân dân như huấn luyện toàn diện cả về kiến thức, huấn luyện chuyên môn cũng như hoạt động đánh trả khi có địch xâm nhập tiến công bằng đường không. 

Hai là, hoạt động tổ chức diễn tập phòng không nhân dân dưới các hình thức diễn tập phòng không nhân dân hoặc diễn tập phòng không kết hợp với diễn tập phòng thủ của các địa phương dưới sự hướng dẫn của Bộ Quốc phòng. Nội dung diễn tập đa dạng, có thể kể đến như diễn tập chỉ huy – tham mưu các cấp; Tổ chức trinh sát, thông báo, báo động phòng không; Tổ chức ngụy trang, sơ tán, phân tán, phòng tránh; Tổ chức đánh trả địch xâm nhập tiến công đường không; Tổ chức khắc phục hậu quả.

Thứ sáu, công tác xây dựng công trình phòng không nhân dân, hệ thống trinh sát, báo động phòng không

Theo quy định tại Điều 21 Nghị định 74/2015/NĐ-CP, việc xây dựng công trình, triển khai hệ thống trinh sát, thông báo, báo động phòng không nhân dân được thực hiện với những công trình trọng điểm như:

– Hệ thống các đài quan sát, thông báo, báo động phòng không nhân dân.

– Công trình phòng tránh, trú ẩn trọng điểm (hầm trú ẩn cá nhân).

– Vị trí sơ tán, phân tán.

– Công trình ngụy trang, nghi binh.

– Hệ thống các trận địa phòng không đánh địch tiến công hỏa lực đường không, có trận địa chính thức và trận địa dự bị.

Việc thực hiện xây dựng các công trình này được thực hiện trên cơ sở sự chủ trì, phối hợp và triển khai thực hiện giữa Bộ Quốc phòng cùng với Bộ Xây dựng.

Huấn luyện nghiệp vụ, tổ chức diễn tập công tác phòng không nhân dân như thế nào?

Huấn luyện nghiệp vụ chuyên môn trong công tác phòng không nhân dân

Theo quy định tại khoản 1 Điều 20 Nghị định 74/2015/NĐ-CP quy định về huấn luyện nghiệp vụ chuyên môn trong công tác phòng không như sau:

– Huấn luyện kiến thức phổ thông trong công tác phòng không nhân dân;

– Huấn luyện các tổ (đội) chuyên môn trong công tác phòng không nhân dân;

– Huấn luyện lực lượng phòng không nhân dân đánh trả địch xâm nhập tiến công đường không.

Tổ chức diễn tập trong công tác phòng không nhân dân

Đối với quy định về tổ chức diễn tập trong công tác phòng không nhân dân thì tại khoản 2 Điều 20 Nghị định 74/2015/NĐ-CP quy định:

* Nội dung diễn tập

– Diễn tập chỉ huy – tham mưu các cấp;

– Tổ chức trinh sát, thông báo, báo động phòng không;

– Tổ chức ngụy trang, sơ tán, phân tán, phòng tránh;

– Tổ chức đánh trả địch xâm nhập tiến công đường không;

– Tổ chức khắc phục hậu quả.

* Hình thức tổ chức:

Diễn tập phòng không nhân dân hoặc diễn tập phòng không nhân dân kết hợp với diễn tập khu vực phòng thủ của các địa phương.

Trên đây là tất cả thông tin được cung cấp bởi công ty luật Trần và Liên Danh về công tác phòng không nhân dân. Nếu quý vị có bất kỳ câu hỏi nào hoặc cần hỗ trợ về các vấn đề pháp lý khác, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua số hotline. Chúng tôi sẽ nhanh chóng hỗ trợ và trả lời mọi thắc mắc của quý vị.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139