Trong thời gian qua, nhiều sản phẩm, hàng hóa của các tổ chức, cá nhân được lưu thông trên thị trường đã được người tiêu dùng lựa chọn và đánh giá cao về chất lượng. Tuy nhiên, cũng có nhiều tổ chức, cá nhân chưa phân biệt được sản phẩm, hàng hóa của mình sản xuất thuộc nhóm nào để đánh giá và công bố hợp chuẩn hay hợp quy.
Hiện nay với tình trạng hàng giả hàng kém chất lượng đang tràn ngập trên thị trường. Chính vì thế để khẳng định chất lượng cho sản phẩm của doanh nghiệp mình, chứng nhận hợp quy là yêu cầu cần thiết giúp tổ chức khẳng định thương hiệu và hàng hóa trên thị trường. Vậy chứng nhận hợp chuẩn là gì? Sản phẩm nào cần chứng nhận hợp chuẩn? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây.
Chứng Nhận Hợp Chuẩn Và Hợp Quy Là Gì?
Ta có thể định nghĩa chứng nhận hợp chuẩn và hợp quy là gì? như sau:
Chứng nhận phù hợp với tiêu chuẩn: Là sự xác nhận rằng các mục tiêu hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn đáp ứng các tiêu chuẩn liên quan. Về nguyên tắc, việc chứng nhận phù hợp với tiêu chuẩn là tự nguyện, nhưng trong một số trường hợp, nó trở thành bắt buộc theo yêu cầu của khách hàng. Đối với đánh giá tuân thủ tiêu chuẩn, việc lựa chọn phương pháp đánh giá do tổ chức chứng nhận hợp chuẩn và phải phù hợp với đối tượng chứng nhận để đảm bảo hợp chuẩn. Các kết quả đánh giá phải đảm bảo có độ chính xác cao.
Chứng nhận phù hợp quy chuẩn kỹ thuật: Là bằng chứng cho thấy các đối tượng hoạt động trong lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật tuân thủ các quy chuẩn kỹ thuật tương ứng. Chứng nhận hợp quy phải được thực hiện bắt buộc.
Chứng nhận hợp chuẩn hay còn chứng nhận phù hợp với tiêu chuẩn là việc đánh giá xác nhận sản phẩm hàng hóa phù hợp với tiêu chuẩn tương ứng. Chứng nhận hơp chuẩn về nguyên tắc là hoạt động tự nguyện, tuy nhiên trong một số trường hợp theo yêu cầu của khách hàng thì nó trở thành bắt buộc. Đối với đánh giá phù hợp tiêu chuẩn, việc lựa chọn phương thức đánh giá nào là do tổ chức chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn hoặc tổ chức, cá nhân công bố hợp chuẩn (CBHC) quyết định nhưng phải thích hợp với đối tượng chứng nhận để đảm bảo độ tin cậy của kết quả đánh giá.
Tại Việt Nam, chứng nhận hợp chuẩn được ký hiệu: TCVN
Chứng nhận phù hợp Tiêu chuẩn: là việc xác nhận đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn phù hợp với tiêu chuẩn tương ứng. Chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn về nguyên tắc là hoạt động tự nguyện, tuy nhiên trong một số trường hợp theo yêu cầu của khách hàng thì nó trở thành bắt buộc. Đối với đánh giá phù hợp tiêu chuẩn, việc lựa chọn phương thức đánh giá nào là do tổ chức chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn hoặc tổ chức, cá nhân công bố hợp chuẩn (CBHC) quyết định nhưng phải thích hợp với đối tượng chứng nhận để đảm bảo độ tin cậy của kết quả đánh giá.
Đối tượng chứng nhận: là sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường theo những tiêu chuẩn quốc gia, quốc tế, khu vực và cả tiêu chuẩn nước ngoài hoặc quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN), quy chuẩn kỹ thuật địa phương (QCĐP) quy định. Những đối tượng quy định trong QCKT thường liên quan đến an toàn, sức khỏe, môi trường mang tính bắt buộc áp dụng, nếu các doanh nghiệp muốn hoạt động sản xuất kinh doanh thuộc những đối tượng quy định này.
Để thực hiện việc chứng nhận phù hợp quy chuẩn kỹ thuật, chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn các doanh nghiệp phải trải qua quá trình đánh giá sự phù hợp. Đánh giá sự phù hợp là việc xác định đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn và đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật phù hợp với đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý quy định trong tiêu chuẩn tương ứng và QCKT tương ứng.
Thủ tục đăng ký công bố hợp chuẩn dựa trên kết quả chứng nhận hợp chuẩn của tổ chức chứng nhận
Tên thủ tục
Thủ tục đăng ký công bố hợp chuẩn dựa trên kết quả chứng nhận hợp chuẩn của tổ chức chứng nhận
Lĩnh vực
Lĩnh vực tiêu chuẩn đo lường chất lượng
Cơ sở pháp lý
– Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa (có hiệu lực từ ngày 01/7/2008).
– Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật ( có hiệu lực từ ngày 01/01/2007).
– Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật (có hiệu lực từ ngày 03/9/2007).
– Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa (hiệu lực thi hành từ ngày 01/02/2009).
– Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN ngày 12 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy và phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật (có hiệu lực từ ngày 27/01/2013).
– Thông tư số 02/2017/TT-BKHCN ngày 31 tháng 3 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN ngày 12 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy và phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật (có hiệu lực từ ngày 15/5/2017).
– Thông tư số 183/2016/TT-BTC ngày 08 tháng 11 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý lệ phí cấp giấy đăng ký công bố hợp chuẩn, hợp quy (có hiệu lực từ ngày 01/01/2017).
Trình tự thực hiện
– Bước 1: Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ trực tiếp tại Tổ tiếp nhận và trả kết quả tại Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (địa chỉ: 263 Điện Biên Phủ, Phường 7, Quận 3, TP.Hồ Chí Minh) từ thứ hai đến thứ sáu (buổi sáng từ 07 giờ 30 phút đến 11 giờ 30 phút; buổi chiều từ 13 giờ 00 phút đến 17 giờ 00 phút) hoặc qua đường bưu điện.
– Bước 2: Tổ tiếp nhận và trả kết quả – Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra tính đầy đủ của các giấy tờ có trong hồ sơ:
* Trường hợp nộp trực tiếp:
+ Trường hợp hồ sơ đầy đủ theo quy định thì cấp Biên nhận hồ sơ;
+ Trường hợp hồ sơ không đầy đủ: trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ công chức kiểm tra xác nhận các hạng mục hồ sơ không đầy đủ trong phiếu tiếp nhận hồ sơ và đề nghị bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.
* Trường hợp nộp qua bưu điện:
+ Trường hợp hồ sơ đầy đủ thì thực hiện giải quyết hồ sơ theo quy định.
+ Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thì trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ mời người nộp hồ sơ đến bổ sung.
Cá nhân, tổ chức có trách nhiệm bổ sung hồ sơ trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày Chi cục Tiêu chuẩn đo lường gửi văn bản đề nghị. Trường hợp không bổ sung đầy đủ, Chi cục có quyền hủy bỏ việc xử lý hồ sơ.
– Bước 3: Trong thời gian 05 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng ban hành Thông báo tiếp nhận hồ sơ công bố hợp chuẩn cho cá nhân, tổ chức. Trường hợp không tiếp nhận phải thông báo bằng văn bản nêu rõ lý do không tiếp nhận.
– Bước 4: Căn cứ vào thời hạn giải quyết, cá nhân, tổ chức đến nhận kết quả trực tiếp tại Tổ tiếp nhận và trả kết quả – Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng hoặc thông qua đường bưu điện.
Thành phần hồ sơ
– Thành phần hồ sơ:
+ Bản công bố hợp chuẩn (Theo mẫu).
+ Bản sao có chứng thực hoặc photo kèm bản chính đối chiếu giấy tờ chứng minh về việc thực hiện sản xuất, kinh doanh của tổ chức, cá nhân công bố hợp chuẩn Giấy đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy đăng ký kinh doanh hoặc Đăng ký hộ kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Quyết định thành lập hoặc Giấy tờ khác theo quy định của pháp luật
+ Bản sao có chứng thực hoặc photo kèm bản chính đối chiếu tiêu chuẩn sử dụng làm căn cứ để công bố.
+ Bản sao có chứng thực hoặc photo kèm bản chính đối chiếu Giấy chứng nhận hợp chuẩn do tổ chức chứng nhận đã đăng ký cấp kèm theo mẫu dấu hợp chuẩn.
Lưu ý:
+ Trong quá trình xem xét hồ sơ, nếu cần thiết sẽ xem xét, đối chiếu với bản gốc hoặc yêu cầu bổ sung bản sao có chứng thực.
+ Trong trường hợp hồ sơ được gửi qua hệ thống bưu điện thì bản sao có chứng thực.
– Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
Đối tượng
Tổ chức, cá nhân có nhu cầu đăng ký công bố sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường phù hợp với tiêu chuẩn tương ứng.
Trách nghiệm tổ chức chứng nhận hợp chuẩn?
Thông báo trên các phương tiện thông tin thích hợp về việc công bố hợp quy của mình đảm bảo người sử dụng sản phẩm, hàng hóa đó dễ dàng tiếp cận.
Duy trì liên tục và chịu trách nhiệm về sự phù hợp của các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường đã công bố hợp quy; duy trì việc kiểm soát chất lượng, thử nghiệm và giám sát định kỳ.
Sử dụng dấu hợp quy đối với sản phẩm, hàng hóa đã được công bố hợp quy theo quy định tại khoản 2 Điều 4 của Thông tư này trước khi đưa ra lưu thông trên thị trường. Lập sổ theo dõi và định kỳ hàng năm báo cáo việc sử dụng dấu hợp quy cho tổ chức chứng nhận được chỉ định.
Khi phát hiện sự không phù hợp của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường đã công bố hợp quy trong quá trình lưu thông hoặc sử dụng, tổ chức, cá nhân phải:
a) Kịp thời thông báo bằng văn bản về sự không phù hợp với cơ quan chuyên ngành;
b) Tạm ngừng việc xuất xưởng và tiến hành thu hồi các sản phẩm, hàng hóa không phù hợp đang lưu thông trên thị trường trong trường hợp sản phẩm, hàng hóa không phù hợp có rủi ro cao gây mất an toàn cho người sử dụng; ngừng vận hành, khai thác các quá trình, dịch vụ, môi trường liên quan khi cần thiết;
c) Tiến hành các biện pháp khắc phục sự không phù hợp;
d) Thông báo bằng văn bản cho cơ quan chuyên ngành về kết quả khắc phục sự không phù hợp trước khi tiếp tục đưa các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường vào sử dụng, lưu thông, khai thác, kinh doanh.
Lập và lưu giữ hồ sơ công bố hợp quy làm cơ sở cho việc kiểm tra, thanh tra của cơ quan quản lý nhà nước như sau:
a) Trường hợp công bố hợp quy dựa trên kết quả chứng nhận hợp quy của tổ chức chứng nhận được chỉ định (bên thứ ba), lưu giữ hồ sơ công bố hợp quy bao gồm các bản chính, bản sao các giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều 14 và Hồ sơ đánh giá giám sát của tổ chức chứng nhận được chỉ định;
b) Trường hợp công bố hợp quy dựa trên kết quả tự đánh giá của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh (bên thứ nhất), lưu giữ hồ sơ công bố hợp quy bao gồm các bản chính, bản sao các giấy tờ theo quy định tại khoản 2 Điều 14 và Hồ sơ tự đánh giá giám sát của tổ chức, cá nhân theo kế hoạch giám sát.
Cung cấp tài liệu chứng minh việc đảm bảo sự phù hợp của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Trên đây là bài viết tư vấn về chứng nhận hợp chuẩn của Luật Trần và Liên danh. Nếu có thắc mắc hãy gọi cho chúng tôi theo số Hotline: 0969 078 234 để được tư vấn miễn phí.