Cấp giấy chứng nhận đầu tư trong khu công nghiệp tại Kiên Giang

cấp giấy chứng nhận đầu tư trong khu công nghiệp tại Kiên Giang

Xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư không đơn giản. Trong từng trường hợp khác nhau, doanh nghiệp sẽ xin Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ở các cơ quan quản lý khác nhau. Trong bài viết này, Luật Trần và Liên danh xin chia sẻ để doanh nghiệp có thể hiểu rõ hơn những cơ quan quản lý nhà nước có liên quan trong quá trình thẩm định và cấp giấy chứng nhận đầu tư trong khu công nghiệp tại Kiên Giang.

Khi nào phải xin giấy chứng nhận đầu tư

Để tạo điều kiện thuận lợi, xây dựng hành lang thông thoáng cho hoạt động đầu tư kinh doanh của các doanh nghiệp, hiện nay, pháp luật Việt Nam đã nới lỏng, bỏ đi nhiều trường hợp phải xin giấy chứng nhận đầu tư.

Theo khoản 1 Điều 37 Luật Đầu tư 2020, các trường hợp phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đầu tư bao gồm:

– Dự án đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài: Trong đó, nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân có quốc tịch nước ngoài, tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài. Cũng cần lưu ý rằng, trường hợp nhà đầu tư là công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài lựa chọn áp dụng điều kiện tiếp cận thị trường và thủ tục đầu tư như quy định áp dụng đối với nhà đầu tư nước ngoài thì được coi như nhà đầu tư nước ngoài. Do vậy, dự án đầu tư của cá nhân là công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài; đã lựa chọn áp dụng quy định đối với nhà đầu tư nước ngoài, cũng bắt buộc phải được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

– Dự án đầu tư của tổ chức kinh tế thuộc một trong các trường hợp sau đây: (i) Có nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc có đa số thành viên hợp danh là cá nhân nước ngoài đối với tổ chức kinh tế là công ty hợp danh; (ii) Có tổ chức kinh tế nêu tại mục (i) nắm giữ trên 50% vốn điều lệ; (iii) Có nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế nêu tại mục (i) nắm giữ trên 50% vốn điều lệ.  Đối với các dự án đầu tư của nhà đầu tư trong nước hoặc dự án đầu tư của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài dưới 50% vốn điều lệ, nếu nhà đầu tư có nhu cầu (không bắt buộc) được cấp Giấy chứng nhận đầu tư thì có thể thực hiện thủ tục để được cấp, thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đầu tư;

Hồ sơ cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

  • Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư, gồm cả cam kết chịu mọi chi phí, rủi ro nếu dự án không được chấp thuận;
  • Tài liệu về tư cách pháp lý của nhà đầu tư;
  • Tài liệu chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư gồm ít nhất một trong các tài liệu sau: báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư; cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ; cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính; bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư; tài liệu khác chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư;
  • Đề xuất dự án đầu tư gồm các nội dung chủ yếu sau: nhà đầu tư hoặc hình thức lựa chọn nhà đầu tư, mục tiêu đầu tư, quy mô đầu tư, vốn đầu tư và phương án huy động vốn, địa điểm, thời hạn, tiến độ thực hiện, thông tin về hiện trạng sử dụng đất tại địa điểm thực hiện dự án và đề xuất nhu cầu sử dụng đất (nếu có), nhu cầu về lao động, đề xuất hưởng ưu đãi đầu tư, tác động, hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án, đánh giá sơ bộ tác động môi trường (nếu có) theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
  • Trường hợp dự án đầu tư không đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì nộp bản sao giấy tờ về quyền sử dụng đất hoặc tài liệu khác xác định quyền sử dụng địa điểm để thực hiện dự án đầu tư;
  • Nội dung giải trình về công nghệ sử dụng trong dự án đầu tư đối với dự án thuộc diện thẩm định, lấy ý kiến về công nghệ theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ;
  • Hợp đồng BCC đối với dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC;
  • Tài liệu khác liên quan đến dự án đầu tư, yêu cầu về điều kiện, năng lực của nhà đầu tư theo quy định của pháp luật (nếu có).

Quy trình xin cấp giấy chứng nhận đầu tư trong khu công nghiệp tại Kiên Giang thực hiện như thế nào?

Nhà đầu tư nước ngoài thực hiện các bước sau:

Bước 1: Nộp hồ sơ tới Sở Kế hoạch và Đầu tư

Nhà đầu tư nộp 01 bộ hồ sơ Sở Kế hoạch và Đầu tư (nơi nhà đầu tư dự kiến đặt trụ sở chính)

Bước 2: Thẩm định hồ sơ

Cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành thẩm định hồ sơ

Bước 4: Trả kết quả (trong trường hợp KHÔNG phải sửa đổi bổ sung hồ sơ)

Trường hợp sau khi thẩm định xét thấy đủ điều kiện, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đầu tư.

Thông báo sửa đổi bổ sung- trong trường hợp có phải sửa đổi bổ sung hồ sơ, xin cấp Giấy chứng nhận đầu tư;

Nếu hồ sơ cần phải sửa đổi, bổ sung thì cơ quan có thẩm quyền gửi thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ cho nhà đầu tư (gửi thông báo trong thời hạn 15 ngày làm việc) kể từ ngày cơ quan có thẩm quyền nhận hồ sơ của nhà đầu tư.

cấp giấy chứng nhận đầu tư trong khu công nghiệp tại Kiên Giang
cấp giấy chứng nhận đầu tư trong khu công nghiệp tại Kiên Giang

Thủ tục cấp giấy chứng nhận đầu tư trong khu công nghiệp tại Kiên Giang

Thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đầu tư được thực hiện như sau:

  1. Với những dự án đầu tư nằm trong diện quyết định chủ trương đầu tư theo quy định pháp luật thì trong thời hạn tối đa 05 ngày làm việc tính từ ngày được nhận quyết định chủ trương đầu tư thì cơ quan đăng ký đầu tư sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho nhà đầu tư.
  2. Những dự án đầu tư không thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư theo quy định thì nhà đầu tư sẽ thực hiện thủ tục theo quy định sau đây:
  • Nhà đầu tư nộp hồ sơ đầy đủ theo quy định cho cơ quan đăng ký đầu tư;
  • Cơ quan đăng ký đầu tư cấp Giấy chứng nhận đầu tư trong vòng 15 ngày kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ;
  • Trường hợp từ chối thì phải thông báo bằng văn bản cho nhà đầu tư và nêu rõ lý do từ chối.

Mục đích của việc xin giấy chứng nhận đăng ký đầu tư này sẽ giúp cho nhà nước Việt Nam quản lý được việc đầu tư của khách hàng. Đồng thời được áp dụng cho tất cả những nhà đầu tư trong nước cũng như nước ngoài thực hiện đầu tư trên lãnh thổ Việt Nam. Những cá nhân, tổ chức muốn xin giấy chứng nhận cần đến sở kế hoạch và đầu tư để xin cấp.

Những hồ sơ cần chuẩn bị khi xin cấp giấy chứng nhận đầu tư trong khu công nghiệp tại Kiên Giang

Hồ sơ dự án đầu tư để xin cấp giấy chứng nhận đầu tư trong khu công nghiệp tại Kiên Giang gồm:

  • Bản sao một trong các tài liệu sau: báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư;
  • Bản sao chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân;
  • Bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư; tài liệu thuyết minh năng lực tài chính của nhà đầu tư;
  • Bản sao Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý đối với nhà đầu tư là tổ chức;
  • Đề xuất nhu cầu sử dụng đất; trường hợp dự án không đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì nộp bản sao thỏa thuận thuê địa điểm;
  • Đề xuất dự án đầu tư bao gồm các nội dung: nhà đầu tư thực hiện dự án, mục tiêu đầu tư, vốn đầu tư và phương án huy động vốn, quy mô đầu tư, địa điểm, thời hạn, đề xuất hưởng ưu đãi đầu tư, đánh giá tác động, tiến độ đầu tư, nhu cầu về lao động, hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án;
  • Giải trình về sử dụng công nghệ đối với dự án quy định gồm các nội dung: tên công nghệ, xuất xứ công nghệ, sơ đồ quy trình công nghệ;  tình trạng sử dụng của máy móc, thông số kỹ thuật chính, thiết bị và dây chuyền công nghệ chính;
  • Hợp đồng BCC đối với dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC, Dịch vụ xin giấy chứng nhận đầu tư.
  • Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư.

Hồ sơ của dự án đầu tư theo quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội

  • Đề xuất cơ chế, chính sách đặc thù (nếu có);
  • Đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án;
  • Đánh giá sơ bộ tác động môi trường, các giải pháp bảo vệ môi trường;
  • Phương án giải phóng mặt bằng, di dân, tái định cư (nếu có);
  • Thành phần hồ sơ như hồ sơ đầu tư theo quyết định chủ trương đầu tư của Ủy ban nhân dân cấp Tỉnh.

Dự án đầu tư theo quyết định chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ

  • Đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án đầu tư.
  • Đánh giá sơ bộ tác động môi trường, các giải pháp bảo vệ môi trường;
  • Phương án giải phóng mặt bằng, di dân, tái định cư (nếu có);
  • Thành phần hồ sơ như hồ sơ đầu tư theo quyết định chủ trương đầu tư của Ủy ban nhân dân cấp Tỉnh.

Những điểm khác nhau giữa giấy chứng nhận đầu tư và giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

 

Tiêu chí

 
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

 
Giấy chứng nhận đầu tư

 
Mục đích

Đây là loại giấy tờ khai sinh ra doanh nghiệp, nhằm giúp cho các cơ quan chức năng dễ dàng trong việc quản lý doanh nghiệp.

 

Đây là giấy phép hoạt động được cấp cho các tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện, thường được cấp gắn liền với dự án đầu tư và quy mô lớn cho cả doanh nghiệp trong và ngoài nước.

 
Đối tượng được cấp

Các doanh nghiệp được thành lập theo Luật Doanh nghiệp 2020.

  • Các tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện cả trong nước và ngoài nước.
  • Tuy nhiên, phần lớn đối tượng được cấp giấy chứng nhận đầu tư này là các tổ chức/cá nhân có yếu tố nước ngoài.

 
Cơ quan cấp

 

Cơ quan đăng ký kinh doanh – Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch Đầu tư của tỉnh nơi doanh nghiệp có trụ sở chính

  • Ban quản lý các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao.
  • Cơ quan xin giấy đăng ký đầu tư – Phòng đăng ký đầu tư thuộc Sở Kế hoạch Đầu tư của tỉnh nơi có dự án đầu tư.
  • Khu kinh tế (đối với các dự án đầu tư nằm trong các khu vực này).

 
Nội dung

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh sẽ gồm những nội dung sau đây:

  • Vốn điều lệ;
  • Địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp;
  • Tên doanh nghiệp và mã số doanh nghiệp;
  • Tên, mã số doanh nghiệp và địa chỉ trụ sở chính của thành viên là tổ chức đối với công ty TNHH;
  • Các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh; của chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân; họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của thành viên là cá nhân;
  • Họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp đối với công ty TNHH và công ty cổ phần.

 

Giấy chứng nhận đầu tư gồm các nội dung sau đây:

  • Tên dự án đầu tư;
  • Thời hạn hoạt động của dự án;
  • Mục tiêu, quy mô dự án đầu tư;
  • Mã số dự án đầu tư, tên, địa chỉ của nhà đầu tư;
  • Địa điểm thực hiện dự án đầu tư; diện tích đất sử dụng;
  • Ưu đãi, hỗ trợ đầu tư và căn cứ, điều kiện áp dụng (nếu có);
  • Vốn đầu tư của dự án, tiến độ góp vốn và huy động các nguồn vốn;
  • Tiến độ thực hiện dự án đầu tư: tiến độ xây dựng cơ bản và đưa công trình vào hoạt động (nếu có);
  • Tiến độ thực hiện các mục tiêu hoạt động, hạng mục chủ yếu của dự án, trường hợp dự án thực hiện theo từng giai đoạn, phải quy định mục tiêu, thời hạn, nội dung hoạt động của từng giai đoạn;
  • Các điều kiện đối với nhà đầu tư thực hiện dự án (nếu có);

Trên đây là bài viết tư vấn về cấp giấy chứng nhận đầu tư trong khu công nghiệp tại Kiên Giang của Luật Trần và Liên danh. Nếu có thắc mắc hãy gọi cho chúng tôi qua Hotline Công ty luật để được tư vấn miễn phí.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139