Các thành phần kinh tế ở nước ta hiện nay

cac thanh phan kinh te o nuoc ta hien nay

Hiện nay Việt Nam đã và đang phát huy sức mạnh tổng hợp của các thành phần kinh tế trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.Vậy các thành phần kinh tế ở nước ta hiện nay? Đặc điểm của các thành phần này như thế nào? Việc có nhiều thành phần kinh tế có lợi ích ra sao? Cùng chúng tôi tìm hiểu nội dung này trong bài viết ngay sau đây.

Thành phần kinh tế là gì?

Thành phần kinh tế là khu vực kinh tế, là kiểu quan hệ kinh tế đặc trưng bởi các hình thức sở hữu nhất định về tư liệu sản xuất từ đó thành phần kinh tế tồn tại ở những hình thức tổ chức kinh tế nhất định, căn cứ vào quan hệ sản xuất để xác định từng thành phần kinh tế cụ thể.

Có mấy thành phần kinh tế hiện nay ở Việt Nam?

Căn cứ vào các nguyên lý chung và điều kiện hiện nay của Việt Nam, trong văn kiện Đại hội XII của Đảng Cộng sản Việt Nam xác định hiện nay ở Việt Nam có bốn thành phần kinh tế nhà nước ta chú trọng như sau:

– Thứ nhất là kinh tế nhà nước;

– Thứ hai là kinh tế tập thể, hợp tác xã;

– Thứ ba là kinh tế tư nhân;

– Thứ tư là kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.

Trong các thành phần kinh tế được liệt kê ở trên kinh tế nhà nước là thành phần kinh tế đóng vai trò chủ đạo, kinh tế tư nhân là động lực thúc đẩy nền kinh tế phát triển còn các thành phần kinh tế khác bình đẳng được pháp luật bảo vệ.

Tính tất yếu khách quan của việc tồn tại nhiều thành phần kinh tế

Về mặt lịch sử

Sau khi cách mạng dân tộc dân chủ thành công bước vào thời kỳ quá độ của chủ nghĩa xã hội, đất nước ta tiếp thu một di sản của nền sản xuất bao gồm nhiều thành phần kinh tế như kinh tế cá thể, tiểu chủ, kinh tế tư bản tư nhân, các thành phần kinh tế này vẫn còn tác dụng đối với việc phát triển lực lượng sản xuất ở nước ta nên cần thiết phải tiếp tục duy trì.

Mặt khác, do yêu cầu xây dựng chủ nghĩa xã hội cần phải xây dựng và phát triển các thành phần kinh tế mới như kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế chủ nghĩa tư bản nhà nước. Vì vậy, về mặt lịch sử, sự tồn tại nền kinh tế nhiều thành phần trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là một tất yếu khách quan.

Về mặt lý luận

Việc tồn tại nền kinh tế nhiều thành phần trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta là do yêu cầu của quy luật quan hệ sản xuất phải phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất quyết định.

Nước ta bước vào thời kỳ quá độ của chủ nghĩa xã hội với một trình độ lực lượng sản xuất còn thấp kém, phát triển không đồng đều giữa các vùng, các ngành.

Điều đó có nghĩa là tồn tại nhiều loại trình độ lực lượng sản xuất khác nhau, do đó đòi hỏi phải có nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế.

Đặc điểm của các thành phần kinh tế hiện nay

Có thể thấy trong thời kỳ bao cấp, ở Việt Nam thể hiện rõ rệt hai thành phần kinh tế là kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể. Tuy nhiên cùng với sự biến đổi của xu hướng phát triển thế giới nền kinh tế Việt Nam đã có sự thay đổi đáng kể có bốn thành phần kinh tế.

Thành phần kinh tế nhà nước

Thành phần kinh tế này thường tập trung vào những lĩnh vực trọng điểm và những địa bàn có vị trí chiến lược quan trọng về quốc phòng, an ninh.

Thành phần kinh tế tập thể, hợp tác xã

Thành phần kinh tế tập thể dựa trên việc hợp tác đôi bên cùng có lợi, áp dụng những phương thức quản lý, vận hạnh và sản xuất tiên tiến. Nhà nước cũng có các cơ chế, chính sách để hỗ trợ hợp tác xã về nguồn vốn, nhân lực, kỹ thuật và thị trường.

Thành phần kinh tế tư nhân

Đối với thành phần kinh tế tư nhân, nhà nước luôn khuyến khích thành phần này phát triển ở hầu hết các ngành, lĩnh vực kinh tế và góp vốn vào các tập đoàn kinh tế nhà nước.

Thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài

Thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ngày càng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam, đóng vai trò tham gia vào chuyển giao công nghệ, trình độ quản lý và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm.

Những lợi ích khi tồn tại nhiều thành phần kinh tế trong thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

Việc tồn tại nhiều nền thành phần kinh tế hiện nay ở Việt Nam mang lại rất nhiều lợi ích như:

– Khi tồn tại nhiều thành phần kinh tế ở Việt Nam đồng nghĩa là Việt Nam tồn tại nhiều hình thức quan hệ sản xuất đồng thời phù hợp với tình trạng không đồng đều của lực lượng sản xuất ở Việt Nam.

Bên cạnh đó có tác dụng thúc đẩy tăng năng suất lao động, tăng trưởng kinh tế và tạo điều kiện nâng cao hiệu quả kinh tế của các thành phần kinh tế và toàn bộ nền kinh tế trong nước.

– Một lợi ích phải kể đến đó là thúc đẩy việc sản xuất hàng hóa phát triển, tạo cơ sở để xây dựng hệ thống thị trường đồng bộ, tiến tới hoàn thiện cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước.

– Tạo điều kiện thực hiện mở rộng các hình thức kinh tế quá độ trong đó có hình thức kinh tế của chủ nghĩa tư bản nhà nước có ý nghĩa như “cầu nối”, trạm “trung gian” cần thiết để đưa nước ta từ sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa.

– Ngoài ra việc nền kinh tế có nhiều thành phần tạo tiền đề để khắc phục tình trạng độc quyền và tạo ra quan hệ cạnh tranh, là động lực quan trong để thúc đẩy cải tiến kỹ thuật và phát triển lực lượng sản xuất.

cac thanh phan kinh te o nuoc ta hien nay
các thành phần kinh tế ở nước ta hiện nay

Đặc trưng của thành phần kinh tế là gì?

Theo quan niệm truyền thống, một thành phần kinh tế có các dấu hiệu đặc trưng của một quan hệ sản xuất, nghĩa là đặc trưng về chế độ sở hữu, nguyên tắc phân phối và quan hệ quản lý, cụ thể:

Thứ nhất, về chế độ sở hữu, thành phần kinh tế này phân biệt với thành phần kinh tế khác về chế độ sở hữu đặc trưng về tư liệu sản xuất. Đây là dấu hiệu quan trọng hàng đầu của một thành phần kinh tế.

Thứ hai, về nguyên tắc phân phối lợi ích, mỗi thành phần kinh tế đều có những nguyên tắc đặc trưng về phân phối lợi ích cho các cá nhân trong tổ chức. Trong mỗi mô hình kinh doanh, việc lựa chọn nguyên tắc nào để phân phối lợi ích cho mỗi thành viên sẽ căn cứ vào việc anh ta tham gia với tư cách nào theo điều lệ chung của từng loại hình tư cách pháp lý kinh doanh.

Thứ ba, về quan hệ quản lý và xã hội của các thành phần kinh tế. Mỗi một thành phần kinh tế chỉ có một loại chủ nhân của nó, phân biệt thành phần này với thành phần khác ở các chủ thể tham gia của mỗi loại hình. Tính chất và kết cấu giai cấp xã hội của các thành phần rất khác nhau. Thành phần kinh tế nào dựa trên kết cấu sở hữu công hữu thì quan hệ giữa những người đó là hợp tác, bình đẳng còn dựa trên có sở tư hữu về tư liệu sản xuất thì vẫn là quan hệ chủ- thợ, làm chủ- làm thuê,..

Tính đa dạng, sự mâu thuẫn và thống nhất của các thành phần kinh tế

Với sự khác biệt về trình độ xã hội hóa đặc trưng cho mỗi thành phần, nhwungx quan hệ xã hội và lợi ích khác nhau nên giữa các thành phần kinh tế có thể xuất hiện các mâu thuẫn, thậm chí là mâu thuẫn gay gắt với nhau.

Trong nền kinh tế nhiều thành phần thì kinh tế Nhà nước, kinh tế tập thể phản ánh lợi ích của Nhà nước và các tập thể, còn kinh tế tư nhân cá thể đại diện cho lợi ích của những người sản xuất nhỏ, tư bản phản ánh lợi ích của các nhà tư sản. Bản thân lợi ích tập thể cũng có thể có mâu thuẫn với lợi ích Nhà nước. Tuy nhiên, các mâu thuẫn này có thể giải quyết bằng phương pháp hòa bình bằng cách điều hòa lợi ích giữa hai bên.

Ngoài ra, ngày càng xuất hiện nhiều mô hình tổ chức doanh nghiệp là kết quả phối hợp tham gia của các thành phần kinh tế khác nhau theo những nguyên tắc thỏa thuận trước . Điều này làm các mâu thuẫn về lợi ích sẽ mất đi tính gay gắt vốn có của nó.

Mặt khác, giữa các thành phần kinh tế có xu hướng vận động thống nhất với nhau. Sự thống nhất biểu hiện qua các thành phần kinh tế này đều phát triển dựa trên một cơ sở vật chất kỹ thuật, trình độ công nghệ hay lực lượng sản xuất chung, có trình độ xã hội hóa sản xuất chung. Hiện nay, các thành phần kinh tế đều lấy phân công lao động và quan hệ thị trường làm điều kiện tiền đề cho sự phát triển.

Như chúng ta đã biết, trong bất cứ chế độ kinh tế – xã hội nào, ngoài phương thức sản xuất tiêu biểu cho chế độ kinh tế – xã hội đương thời giữ địa vị thống trị còn có những tàn dư của phương thức sản xuất trước và tồn tại những nhân tố của phương thức sản xuất kế sau. Những phương thức này ở địa vị lệ thuộc, bị chi phối. Trong thời kỳ đó, mỗi phương thức sản xuất là “mỗi mảnh”, mỗi “bộ phận” hợp thành kết cấu kinh tế – xã hội, có tính chất độc lập tương đối tác động lẫn nhau vừa hợp tác vừa đấu tranh với nhau. Mỗi “mảnh”, mỗi “bộ phận” ấy được Lênin gọi là thành phần kinh tế.

Về định tính, một thành phần kinh tế là một hình thức kinh tế, phương thức sản xuất theo nghĩa rộng là sự kết hợp giữa quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất trong điều kiện không gian và thời gian cụ thể. Thành phần kinh tế là một phạm trù thống nhất giữa quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất.

Thành phần kinh tế là sự thống nhất giữa hai mặt kinh tế và kỹ thuật, tức là mặt xã hội và mặt tự nhiên của một nền sản xuất cụ thể.

Như vậy trong nội dung bài viết đã phân tích trên đây giúp cho bạn đọc biết được Có mấy thành phần kinh tế hiện nay ở Việt Nam?.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139