Sự đua tranh về kinh tế giữa các nhà kinh doanh có những lợi ích giống nhau trên cùng thị trường bằng các phương thức khác nhau để giành được nhiều nhất về phía mình khách hàng, thị trường và thị phần của một thị trường, qua đó thu lợi nhuận nhiều hơn. Hãy cùng tìm hiểu về tính chất của cạnh tranh là gì?
Quy định chung về tính chất của cạnh tranh là gì
Cạnh tranh là quy luật của kinh tế thị trường. Cạnh tranh không những là động lực thúc đẩy nền kinh tế phát triển, điều tiết hệ thống thị trường, mà còn là yếu tố quan trọng làm lành mạnh các quan hệ xã hội. Cạnh tranh thúc đẩy các nhà kinh doanh phải luôn đổi mới trong hoạt động sản xuất kinh doanh, sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên, áp dụng tiến bộ khoa học – kĩ thuật trong sản xuất để tăng năng suất lao động, tìm cách thoả mãn tốt nhất các nhu cầu của người tiêu dùng và vì vậy mang lại sự Ÿ tăng trưởng và cải thiện hiệu quả kinh tế.
Cạnh tranh phải được diễn ra trong môi trường pháp lí tự do và bình đẳng cho mọi chủ thể kinh doanh, nếu không có môi trường pháp lí đó, cạnh tranh có thể đưa đến những hậu quả tiêu cực về mặt xã hội.
Cạnh tranh có thể biểu hiện bằng các hình thức với những tính chất khác nhau như cạnh tranh tự do, cạnh tranh có sự điều tiết của Nhà nước, cạnh tranh hoàn hảo, cạnh tranh không hoàn hảo, cạnh tranh lành mạnh và cạnh tranh không lành mạnh.
Khái niệm cạnh tranh
Cạnh tranh là khái niệm rất rộng, xuất hiện trong hầu hết các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội, từ cuộc sống sinh hoạt hằng ngày đến các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hoá, thể thao… và có khá nhiều định nghĩa, cách hiểu khác nhau về cạnh tranh.
Theo cách hiểu phổ thông thể hiện trong Từ điển ngôn ngữ tiếng Anh, “competition” (cạnh tranh) là “một sự kiện hoặc một cuộc đua, theo đó các đối thủ ganh đua để giành phần hơn hay ưu thế tuyệt đổi về phía mình”. Theo Từ điển tiếng Việt, “cạnh tranh” là “ cố gắng giành phần hơn, phần thắng về mình giữa những người, những tổ chức hoạt động nhằm những lợi ích như nhau”.
Trong khoa học kinh tế, đến nay các nhà khoa học dường như chưa thoả mãn với bất cứ khái niệm nào về cạnh tranh. Bởi lẽ, cạnh tranh là hiện tượng kinh tế chỉ xuất hiện và tồn tại trong nền kinh tế thị trường, ở mọi lĩnh vực, mọi giai đoạn của quá trình kinh doanh và gắn với mọi chủ thể kinh doanh đang hoạt động trên thị trường. Do đó, cạnh tranh được nhìn nhận ở nhiều góc độ khác nhau tuỳ thuộc vào ý định và hướng tiếp cận nghiên cứu của các nhà khoa học.
Với tư cách là động lực nội tại trong mỗi chủ thể kinh doanh, cuốn “Các hoạt động hạn chế cạnh tranh và hoạt động thương mại không lành mạnh” của Tổ chức thống nhất, tín thác vì người tiêu dùng (Ấn Độ) đã diễn tả: “Cạnh tranh trên thị trường là quá trình ở đó nhà cung cấp cố gắng ganh đua để giành khách hàng bằng các phương thức, biện pháp khác nhau”.
Theo Từ điển kinh doanh, xuất bản ở Anh năm 1992 thì “cạnh tranh” được hiểu là “sự ganh đua, sự kình địch giữa các nhà kinh doanh trên thị trường nhằm tranh giành cùng một loại tài nguyên sản xuất hoặc cùng một loại khách hàng về phía mình”. Từ điển tiếng Việt Bách khoa tri thức phổ thông cũng giải thích cạnh tranh theo nghĩa kinh tế là: Hoạt động tranh đua giữa những người sản xuất hàng hoá, giữa các thương nhân, các nhà kinh doanh trong nền kinh tế nhằm giành các điều kiện sản xuất, tiêu thụ và thị trường có lợi nhất.
Mặc dù được nhìn nhận dưới các góc độ khác nhau và có nhiều định nghĩa khác nhau về cạnh tranh song nhìn chung theo các cách giải thích trên, trong khoa học kinh tế cạnh tranh được hiểu là sự ganh đua giữa các chủ thể kinh doanh trên thị trường nhằm mục đích lôi kéo về phía mình ngày càng nhiều khách hàng. Cạnh tranh có thể xuất hiện giữa những người bán hàng và cũng có thể xuất hiện giữa những người mua hàng nhưng cạnh tranh giữa những người bán hàng là phổ biến.
Bản chất của cạnh tranh là gì?
Dưới giác độ kinh tế, cạnh tranh có bản chất sau:
– Cạnh tranh là sự ganh đua giữa các chủ thể kinh doanh trên thị trường để giành giật khách hàng
Trong kinh tế học, thị trường được xác định là cơ chế ttao đổi đưa người mua và người bán của một loại hàng hoá hay dịch vụ đến với nhau. Đó đơn giản là giao dịch chứ không phải là địa điểm như mọi người thường nghĩ, nó hình thành khi người mua đồng ý trả một mức giá cho sản phẩm mà nhà cung cấp bán ra. Trên thị trường, giữa khách hàng và nhà cung cấp, luôn luôn thể hiện nhu cầu, lợi ích khác nhau. Khách hàng mong muốn mua được sản phẩm phù hợp nhất với giá rẻ nhất có thể, trong khi đó, nhà cung cấp mong muốn bạn được sản phẩm càng nhanh càng tốt để đầu tư phát triển sản xuất thu được nhiều lợi nhuận. Khuynh hướng này là nguồn gốc tạo ra sự cạnh tranh, sự ganh đua giữa các chủ thể kinh doanh trên thị trường để lôi kéo khách hàng về phía mình. Để ganh đua với nhau, các chủ thể kinh doanh phải sử dụng các phương thức, thủ đoạn kinh doanh được gọi là các hành vi cạnh tranh của doanh nghiệp. Kết quả của cuộc cạnh tranh trôn thị trường làm cho người chiến thắng mở rộng được thị phần, tăng lợi nhuận, kẻ thua cuộc mất khách hàng và phải ròi khỏi thị trường. Quá trình cạnh tranh, ganh đua buộc các chủ thể kinh doanh phải xem xét lại mình để làm sao sử dụng tất cả các nguồn lực một cách hiệu quả.
Chủ thể của cạnh tranh là các tổ chức, cá nhân kinh doanh có tư cách pháp lí độc lập. Cạnh tranh chỉ diễn ra khi có sự ganh đua của ít nhất hai chủ thể trở lên và phần lớn là đối thủ của nhau. Nếu không có đối thủ hay nói cách khác là tồn tại tình trạng độc quyền thì cạnh ttanh không thể diễn ra.
– Quá trình cạnh tranh giữa các đối thủ diễn ra trên thị trường
Các chủ thể kinh doanh khi tham gia vào thị trường luôn ganh đua nhau, giành cơ hội tốt nhất để mở rộng thị trường. Tuy nhiên, cạnh tranh thường chỉ diễn ra giữa các doanh nghiệp có chung lợi ích như cùng tìm kiếm nguồn nguyên liệu đầu vào giống nhau hoặc cùng tìm kiếm thị trường để bán những sản phẩm tương tự nhau. Điều đó làm cho các doanh nghiệp có chung lợi ích tranh giành trở thành đối thủ của nhau. Chúng ta khó có thể thấy có sự cạnh tranh giữa một doanh nghiệp sản xuất xi măng với một doanh nghiệp kinh doanh đồ ăn uống hoặc cũng khó có cạnh tranh giữa hai nhà sản xuất quần áo ở hai quốc gia chưa hề có quan hệ thương mại. Bởi vậy, lí thuyết cạnh tranh xác định sự tồn tại của cạnh tranh giữa các chủ thể kinh doanh khi chúng là đối thủ của nhau và sự cạnh tranh, ganh đua giữa các đối thủ đó được thể hiện trên thị trường. Đặc biệt, đối với nhiều hành vi hạn chế cạnh tranh, để xác định có hành vi này xảy ra hay không thì phải xác định chủ thể thực hiện hành vi đó hoạt động trên thị trường liên quan nào và những ai là đối thủ cạnh tranh của nó. Theo pháp luật của các nước trên thế giới và theo Luật cạnh tranh của Việt Nam thì thị trường liên quan là thị trường của tất cả các sản phẩm hay dịch vụ có thể thay thế cho nhau trong khu vực địa lí riêng biệt nhất định.
– Cạnh tranh chỉ diễn ra trong điều kiện của cơ chế thị trường
Cạnh tranh là hoạt động nhằm tranh giành thị trường, lôi kéo khách hàng về phía mình của các chủ thể kinh doanh nên cạnh tranh chỉ diễn ra trong cơ chế thị trường khi mà công dân có quyền tự do kinh doanh, tự do thành lập doanh nghiệp, tự do tìm kiếm cơ hội để phát triển sản xuất kinh doanh. Trong thời kì phong kiến, nhà nước phong kiến luôn chủ trương hình thành và phát triển các phường, hội, các công xã nông thôn mang tính khép kín, tự cung tự cấp, do đó cạnh tranh không có điều kiện để phát triển. Trong nền kinh tể kế hoạch hoá tập trung – nơi mà nhà nước là nhà đầu tư duy nhất nắm quyền lực chính trị và quyền lực kinh tế nên không thể nói đến kinh tế thị trường, không thể tồn tại quyền tự do kinh doanh của cá nhân, do đó cạnh tranh cũng không thể tồn tại với tính chất là sự ganh đua kinh tế giữa các chủ thể kinh doanh trên thị trường.
Trong khoa học pháp lí, các nhà nghiên cửu cũng rất khó có thể đưa ra khải niệm chuẩn chung cho hiện tượng cạnh tranh với tư cách là mục tiêu điều chỉnh của pháp luật. Trong nền kinh tế thị trường, các chủ thể kinh doanh tự do cạnh tranh, tự do sáng tạo ra các phương thức để ganh đua giành phần thắng về phía mình, do đó khái niệm cạnh tranh được pháp luật của rất ít nước định nghĩa. Trong cuốn “Tài liệu tham khảo luật về cạnh tranh và chống độc quyền của một số nước và vùng lãnh thố trên thế giới” do Bộ Thương mại ấn hành năm 2001 phục vụ cho việc xây dựng Luật cạnh tranh của Việt Nam có giới thiệu luật về cạnh tranh của 9 nước và vùng lãnh thổ trong đó chỉ có Luật cạnh tranh của Thổ Nhĩ Kỳ và Luật thương mại lành mạnh của Đài Loan đưa ra khái niệm cạnh tranh. Điều 3 Luật cạnh tranh của Thổ Nhĩ Kỳ quy định: Cạnh tranh có nghĩa là sự ganh đua giữa các doanh nghiệp trên thị trường hàng hoá, dịch vụ để quyết định các vấn đề kinh tế một cách độc lập. Điều 4 Luật thương mại lành mạnh của Đài Loan quy định: “Cạnh tranh” là từ chỉ những hành động theo đó hai hay nhiều doanh nghiệp đưa ra thị trường mức giá, số lượng, chất lượng, dịch vụ ưu đãi hơn hoặc những điều kiện khác nhằm giành cơ hội kinh doanh. Khái niệm về cạnh tranh theo quy định tại Luật cạnh tranh của Thổ Nhĩ Kỳ và Hàn Quốc có thể thấy tương tự cách hiểu về cạnh tranh dưới giác độ kinh tế đã được trình bày ở phần trên.
Luật cạnh tranh năm 2014 (luật hiện hành) cũng như luật về cạnh tranh của nhiều nước trên thế giới (Trung Quốc, Hàn Quốc, Bungari, Nhật Bản…), tuy đều không đưa ra. khái niệm cạnh tranh nhưng bao gồm các quy phạm nhằm tạo lập và duy trì môi trường kinh doanh bình đẳng, đảm bảo sự ganh đua giữa các chủ thể kinh doanh diễn ra theo trật tự và trong khung khổ được pháp luật quy định.
Vai trò của tính chất của cạnh tranh là gì
Cạnh tranh có vai trò đặc biệt không chỉ đối với doanh nghiệp mà còn cả người tiêu dùng và nền kinh tế
– Đối với doanh nghiệp: Cạnh tranh quyết định sự tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp do khả năng cạnh tranh tác động đến kết quả tiêu thụ mà kết quả tiêu thụ sản phẩm là khâu quyết định trong việc doanh nghiệp có nên sản xuất nữa hay không. Cạnh tranh là động lực cho sự phát triển của doanh nghiệp, thúc đẩy doanh nghiệp tìm ra những biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của mình. Cạnh tranh quyết định vị trí của doanh nghiệp trên thị trường thông qua thị phần của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh.
– Đối với người tiêu dùng: Nhờ có cạnh tranh giữa các doanh nghiệp mà người tiêu dùng có cơ hội nhận được những sản phẩm ngày càng phong phú và đa dạng với chất lượng và giá thành phù hợp với khả năng của họ.
– Đối với nền kinh tế: Cạnh tranh là động lực phát triển của các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế. Cạnh tranh là biểu hiện quan trọng để phát triển lực lượng sản xuất, thúc đẩy sự phát triển của khoa học kỹ thuật. Cạnh tranh là điều kiện giáo dục tính năng động của nhà doanh nghiệp bên cạnh đó góp phần gợi mở nhu cầu mới của xã hội thông qua sự xuất hiện của các sản phẩm mới. Điều này chứng tỏ chất lượng cuộc sống ngày càng được nâng cao. Tuy nhiên cạnh tranh cũng dẫn tới sự phân hoá giàu nghèo có thể dẫn tới xu hướng độc quyền trong kinh doanh.
Các loại hình tính chất của cạnh tranh là gì
Dựa trên các tiêu thức khác nhau người ta phân thành nhiều loại hình cạnh tranh khác nhau.
Căn cứ vào chủ thể tham gia vào thị trường
Người ta chia cạnh tranh làm ba loại:
– Cạnh tranh giữa người bán và người mua: Là cuộc cạnh tranh diễn ra theo “luật” mua rẻ bán đắt. Người mua luôn muốn mua được rẻ, ngược lại người bán lại luôn muốn được bán đắt. Sự cạnh tranh này được thực hiện trong quá trình mặc cả và cuối cùng giá cả được hình thành và hành động mua được thực hiện.
Cạnh tranh giữa người mua với người bán: Là cuộc cạnh tranh trên cơ sở quy luật cung cầu. Khi một loại hàng hoá, dịch vụ nào đó mà mức cung cấp nhỏ hơn nhu cầu tiêu dùng thì cuộc cạnh tranh sẽ trở nên quyết liệt và giá dịch vụ hàng hoá đó sẽ tăng. Kết quả cuối cùng là người bán sẽ thu được lợi nhuận cao, còn người mua thì mất thêm một số tiền. Đây là một cuộc cạnh tranh mà những người mua tự làm hại chính mình.
Cạnh tranh giữa những người bán với nhau: Đây là cuộc cạnh tranh gay go và quyết liệt nhất, nó có ý nghĩa sống còn đối với bất kì một doanh nghiệp nào. Khi sản xuất hàng hoá phát triển, số người bán càng tăng lên thì cạnh tranh càng quyết liệt bởi vì doanh nghiệp nào cũng muốn giành lấy lợi thế cạnh tranh, chiếm lĩnh thị phần của đối thủ và kết quả đánh giá doanh nghiệp nào chiến thắng trong cuộc cạnh tranh này là việc tăng doanh số tiêu thụ, tăng thị phần và cùng với đó sẽ là tăng lợi nhuận, tăng đầu tư chiều sâu và mở rộng sản xuất. Trong cuộc chạy đua này những doanh nghiệp nào không có chiến lược cạnh tranh thích hợp thì sẽ lần lượt bị gạt ra khỏi thị trường nhưng đồng thời nó lại mở rộng đường cho những doanh nghiệp nào nắm chắc được “vũ khí” cạnh tranh và dám chấp nhận luật chơi phát triển.
Căn cứ theo phạm vi ngành kinh tế
Người ta chia cạnh tranh thành hai loại:
– Cạnh tranh trong nội bộ ngành: Là cạnh tranh giữa các doanh nghiệp cùng sản xuất hoặc tiêu thụ một loại hàng hoá hoặc dịch vụ nào đó. Trong cuộc cạnh tranh này có sự thôn tính lẫn nhau. Những doanh nghiệp chiến thắng sẽ mở rộng phạm vi hoạt động của mình trên thị trường. Những doanh nghiệp thua cuộc sẽ phải thu hẹp kinh doanh thậm chí phá sản.
– Cạnh tranh giữa các ngành: Là sự cạnh tranh giữa các chủ doanh nghiệp trong ngành kinh tế khác nhau, nhằm giành lấy lợi nhuận lớn nhất. Trong quá trình cạnh tranh này, các chủ doanh nghiệp luôn say mê với những ngành đầu tư có lợi nhuận nên đã chuyển vốn từ ngành ít lợi nhuận sang ngành nhiều lơị nhuận. Sự điều tiết tự nhiên theo tiếng gọi của lợi nhuận này sau một thời gian nhất định sẽ hình thành nên một sự phân phối hợp lý giữa các ngành sản xuất, để rồi kết quả cuối cùng là, các chủ doanh nghiệp đầu tư ở các ngành khác nhau với số vốn như nhau thì cũng chỉ thu được như nhau, tức là hình thành tỷ suất lợi nhuận bình quân giữa các ngành.
Mọi vướng mắc pháp lý liên quan đến luật cạnh tranh, Hãy gọi ngay cho Luật Trần và Liên Danh để được Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoại.