Thẩm định giá tại Tuyên Quang

thẩm định giá tại Tuyên Quang

Thẩm định giá, thẩm định giá tại Tuyên Quang là việc cơ quan, tổ chức có chức năng thẩm định giá xác định giá trị bằng tiền của các loại tài sản theo quy định của Bộ luật dân sự phù hợp với giá thị trường tại một địa điểm, thời điểm nhất định, phục vụ cho mục đích nhất định theo tiêu chuẩn thẩm định giá. Theo khoản 15 Điều 4 Luật giá 2012 quy định. Quá trình tiến hành thẩm định giá do thẩm định viên về giá thực hiện. Thẩm định viên là người giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong việc xác định giá trị tài sản thẩm định giá một cách độc lập, minh bạch phục vụ nhiều mục đích cho các bên liên quan. Thẩm định viên phải là người có phẩm chất đạo đức tốt, liêm khiết, trung thực, khách quan khi tiến hành thẩm định giá, đáp ứng các tiêu chuẩn của thẩm định viên về giá quy định tại Luật Giá và các văn bản hướng dẫn.

Dịch vụ đăng ký kinh doanh dịch vụ thẩm định giá tại Tuyên Quang của Luật Trần và Liên danh cung cấp cho khách hàng

Luật Trần và Liên danh sẽ thực hiện công việc theo sự ủy quyền của khách hàng tại các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền với những nội dung công việc thực hiện cụ thể:

Soạn thảo hồ sơ theo yêu cầu;

Đại diện cho khách hàng nộp, rút, nhận hồ sơ tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

Theo dõi tiến trình xử lý và thông báo kết quả hồ sơ đã nộp;

Nhân viên công ty sẽ lấy kết quả tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

Nhân viên công ty sẽ mang kết quả trao tận tay quý khách hàng.

Chứng thư thẩm định giá là gì?

Căn cứ Luật Giá 2012 quy định về chứng thư thẩm định giá, theo đó, chứng thư thẩm định giá là văn bản do doanh nghiệp thẩm định giá lập để thông báo cho khách hàng và các bên liên quan về những nội dung cơ bản của báo cáo kết quả thẩm định giá.

Chứng thư thẩm định giá bao gồm các nội dung cơ bản sau:

– Số hợp đồng thẩm định giá và/hoặc văn bản yêu cầu/đề nghị thẩm định giá.

– Thông tin về khách hàng thẩm định giá.

– Thông tin chính về tài sản thẩm định giá (tên và chủng loại tài sản, đặc điểm về mặt pháp lý và kinh tế – kỹ thuật).

– Mục đích thẩm định giá.

– Thời điểm thẩm định giá.

– Căn cứ pháp lý.

– Cơ sở giá trị của tài sản thẩm định giá.

– Giả thiết và giả thiết đặc biệt

– Cách tiếp cận và phương pháp thẩm định giá.

– Những điều khoản loại trừ và hạn chế của kết quả thẩm định giá.

– Kết quả thẩm định giá cuối cùng.

– Họ tên, số thẻ và chữ ký của thẩm định viên được giao chịu trách nhiệm thực hiện thẩm định giá đã ký Báo cáo.

– Họ tên, số thẻ, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp hoặc người đại diện theo ủy quyền trong lĩnh vực thẩm định giá (nếu có) của doanh nghiệp thẩm định giá và dấu của doanh nghiệp thẩm định giá trường hợp phát hành chứng thư tại doanh nghiệp thẩm định giá. Họ tên, số thẻ, chữ ký của người đứng đầu chi nhánh doanh nghiệp thẩm định giá và dấu của chi nhánh doanh nghiệp thẩm định giá được phát hành chứng thư tại chi nhánh doanh nghiệp thẩm định giá theo ủy quyền của doanh nghiệp thẩm định giá.

– Thời hạn có hiệu lực của kết quả thẩm định giá.

– Các phụ lục kèm theo

Chứng thư thẩm định giá là kết quả thẩm định giá của doanh nghiệp thẩm định giá được lập thành văn bản và chỉ được sử dụng vào mục đích đã ghi trong hợp đồng. Theo đó,  kết quả thẩm định giá được quy định như sau: 

–  Kết quả thẩm định giá được sử dụng làm một trong những căn cứ để cơ quan, tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu hoặc có quyền sử dụng tài sản theo quy định của pháp luật và các bên liên quan xem xét, quyết định hoặc phê duyệt giá đối với tài sản.

– Việc sử dụng kết quả thẩm định giá phải đúng mục đích ghi trong hợp đồng thẩm định giá hoặc văn bản yêu cầu thẩm định giá của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

– Kết quả thẩm định giá chỉ được sử dụng trong thời hạn có hiệu lực được ghi trong báo cáo kết quả thẩm định giá và chứng thư thẩm định giá.

Như vậy có thể thấy được, chứng thư số đóng vai trò vô cùng quan trọng là kết quả để  các bên liên quan  xem xét, quyết định hoặc phê duyệt giá đối với tài sản của các cá nhân, cơ quan, tổ chức là chủ sở hữu hoặc có quyền sử dụng tài sản theo quy định của pháp luật. Trong nội dung của chứng thư thẩm định giá nêu rõ về mục đích thẩm định giá cho nên chứng thư thẩm định giá phải được dùng đúng với mục đích đã được đi trong hợp đồng thẩm định giá trong thời hạn thẩm định giá có hiệu lực cũng đã được ghi trong báo cáo kết quả thẩm định giá và chứng thư thẩm định giá.

Quy trình thẩm định giá tại Tuyên Quang:

Quy trình thẩm định giá bao gồm các bước sau:

Bước 1:  Xác định tổng quát về tài sản cần thẩm định giá và xác định giá trị thị trường hoặc phi thị trường làm cơ sở thẩm định giá. Theo đó, nội dung xác định tổng quát về thẩm định giá bao gồm: 

(1) Xác định các đặc điểm cơ bản về pháp lý, kinh tế – kỹ thuật của tài sản cần thẩm định giá có ảnh hưởng đến giá trị của tài sản thẩm định giá tại thời điểm thẩm định giá. Trường hợp có những hạn chế trong việc xác định các đặc điểm này, cần nêu rõ trong báo cáo kết quả thẩm định giá và chứng thư thẩm định giá.

(2) Xác định đối tượng sử dụng kết quả thẩm định giá: Đối tượng sử dụng kết quả thẩm định giá là khách hàng thẩm định giá và bên thứ ba sử dụng kết quả thẩm định giá (nếu có) theo hợp đồng thẩm định giá đã ký kết.

(3) Xác định mục đích thẩm định giá và thời điểm thẩm định giá.,

(4)  Xác định cơ sở giá trị của thẩm định giá,

(5)  Xác định giả thiết và giả thiết đặc biệt, 

Bước 2: Lập kế hoạch thẩm định giá tại Tuyên Quang. Trong lập kế hoạch thẩm định giá thì cần xác định rõ: 

(1)  Mục tiêu, yêu cầu, phạm vi và nội dung công việc.

(2) Phương thức, cách thức tiến hành thẩm định giá.

(3) Dữ liệu cần thiết cho cuộc thẩm định giá, các tài liệu cần thu thập về thị trường, tài sản thẩm định giá, tài sản so sánh.

(4) Xác định và phát triển các nguồn tài liệu, đảm bảo nguồn tài liệu đáng tin cậy và phải được kiểm chứng: Nghiên cứu hồ sơ, tài liệu về tài sản cần thẩm định giá. 

(5) Xây dựng tiến độ thực hiện, xác định trình tự thu thập và phân tích dữ liệu, thời hạn cho phép của trình tự phải thực hiện.

(6) Xác định việc tổ chức thực hiện, phân bổ nguồn lực: Lập phương án phân công thẩm định viên và các cán bộ trợ giúp thực hiện yêu cầu thẩm định giá của khách hàng, đảm bảo việc áp dụng quy trình kiểm soát chất lượng hoạt động thẩm định giá của doanh nghiệp.

(7)  Xác định nội dung công việc cần thuê chuyên gia tư vấn (nếu có).

Bước 3: Khảo sát thực tế, thu thập thông tin.( Các nguồn thông tin thu thập, phục vụ cho quá trình thẩm định giá bao gồm: thông tin do khách hàng cung cấp; thông tin từ kết quả khảo sát thực tế; thông tin từ các giao dịch mua bán tài sản trên thị trường (ví dụ: giá thực mua bán, giá chào bán, giá chào mua, điều kiện mua bán, khối lượng giao dịch, thời gian giao dịch, địa điểm giao dịch); thông tin trên các phương tiện truyền thông của địa phương, trung ương và của các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền; thông tin trên các văn bản thể hiện tính pháp lý về quyền của chủ sở hữu, về các đặc tính kinh tế – kỹ thuật của tài sản, về quy hoạch phát triển kinh tế, xã hội của vùng, miền có liên quan đến tài sản

Bước 4:  Phân tích thông tin.

+ Phân tích những thông tin về đặc điểm của tài sản (pháp lý, kinh tế – kỹ thuật).

+ Phân tích những thông tin về thị trường của tài sản thẩm định giá: cung- cầu; sự thay đổi của chính sách, pháp luật; sự phát triển của khoa học, công nghệ và các yếu tố khác.

+  Phân tích về việc sử dụng tài sản tốt nhất và có hiệu quả nhất.

Bước 5:  Xác định giá trị tài sản cần thẩm định giá. (Căn cứ các cách tiếp cận thẩm định giá quy định tại các Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam do Bộ Tài chính ban hành, thẩm định viên phân tích và lựa chọn các phương pháp thẩm định giá phù hợp với mục đích thẩm định giá, cơ sở giá trị của tài sản, mức độ sẵn có của các dữ liệu, thông tin để áp dụng các phương pháp thẩm định giá và phù hợp với các quy định của pháp luật liên quan (nếu có).) 

Bước 6: Lập báo cáo kết quả thẩm định giá, chứng thư thẩm định giá và gửi cho khách hàng, các bên liên quan.

Như vậy, pháp luật Việt Nam đã quy định về trình tự, thủ tục về thẩm định giá. Ở mỗi giai đoạn trong quá trình thẩm định giá thì cơ quan thẩm định giá đều có những nhiệm vụ khác nhau theo một trình tự, hệ thống để từ đó có thể đưa ra được những căn cứ để phân tích, xác định giá trị của tài sản cần thẩm định giá cũng như việc lập báo cáo thẩm định giá, chứng thư thẩm định giá và gửi cho khách hàng, các bên liên quan.

thẩm định giá tại Tuyên Quang
thẩm định giá tại Tuyên Quang

Hiệu lực của chứng thư thẩm định giá tại Tuyên Quang:

Căn cứ Khoản 7 Thông tư 28/2015/TT- BTC quy định về hiệu lực thẩm định giá, theo đó:

” 7. Lập báo cáo kết quả thẩm định giá, chứng thư thẩm định giá và gửi cho khách hàng, các bên liên quan

– Báo cáo kết quả thẩm định giá và chứng thư thẩm định giá được lập theo quy định tại Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam số 06- Báo cáo kết quả thẩm định giá, chứng thư thẩm định giá và hồ sơ thẩm định giá.

– Xác định thời điểm bắt đầu có hiệu lực của chứng thư thẩm định giá: Thời điểm có hiệu lực của chứng thư thẩm định giá là ngày, tháng, năm ban hành chứng thư thẩm định giá.

– Xác định thời hạn có hiệu lực của kết quả thẩm định giá tại Tuyên Quang:

Thời hạn có hiệu lực của kết quả thẩm định giá được xác định trên cơ sở đặc điểm pháp lý, kinh tế – kỹ thuật của tài sản thẩm định giá; biến động về pháp lý, thị trường liên quan đến tài sản thẩm định giá và mục đích thẩm định giá nhưng tối đa không quá 6 (sáu) tháng kể từ thời điểm chứng thư thẩm định giá có hiệu lực.

– Báo cáo kết quả thẩm định giá và chứng thư thẩm định giá sau khi được doanh nghiệp thẩm định giá hoặc chi nhánh doanh nghiệp thẩm định giá ký phát hành theo đúng quy định của pháp luật được chuyển cho khách hàng và bên thứ ba sử dụng kết quả thẩm định giá (nếu có) theo hợp đồng thẩm định giá đã được ký kết.”

Qua đó có thể thấy được hiệu lực của chứng thư thẩm định giá được tính từ ngày, tháng, năm ban hành chứng thư thẩm định giá. Dựa vào đặc điểm pháp lý, kinh tế- kỹ thuật của tài sản thẩm định giá, biến động về pháp lý, thị trường liên quan đến tài sản thẩm định giá và mục đích để xác định thời hạn có hiệu lực của kết quả thẩm định giá. Sau khi doanh nghiệp thẩm định giá hoặc chi nhanh doanh nghiệp thẩm định giá  chứng thư thẩm định giá thì sẽ được chuyển cho khách hàng và bên thứ ba sử dụng kết quả thẩm định giá (nếu có) theo hợp đồng thẩm định giá đã được ký kết.

Tiêu chuẩn thẩm định viên thẩm định giá tại Tuyên Quang

Căn cứ quy định tại Điều 34 Luật giá 2012 và hướng dẫn tại Điều 6 Nghị định 89/2013/NĐ-CP quy định về tiêu chuẩn thẩm định viên về giá như sau:

(i) Có năng lực hành vi dân sự.

(ii) Có phẩm chất đạo đức, liêm khiết, trung thực, khách quan.

(iii) Tốt nghiệp đại học chuyên ngành liên quan đến nghiệp vụ thẩm định giá.

(iv) Có thời gian công tác thực tế theo chuyên ngành đào tạo từ 36 tháng trở lên sau khi có bằng tốt nghiệp đại học theo chuyên ngành liên quan đến nghiệp vụ thẩm định giá.

(v) Có chứng chỉ đã qua đào tạo nghiệp vụ chuyên ngành thẩm định giá do cơ quan có thẩm quyền cấp.

(vi) Có Thẻ thẩm định viên về giá theo quy định của Bộ Tài chính.

Trong đó, để đối tượng được dự thi để được cấp Thẻ thẩm định viên về giá là:

– Công dân Việt Nam có đủ các điều kiện dự thi theo quy định của Bộ Tài chính và đạt các yêu cầu của kỳ thi cấp Thẻ thẩm định viên về giá do Bộ Tài chính tổ chức thì được Bộ Tài chính cấp Thẻ thẩm định viên về giá.

– Người có chứng chỉ hành nghề thẩm định giá của nước ngoài được Bộ Tài chính Việt Nam công nhận, có năng lực hành vi dân sự vàphẩm chất đạo đức, liêm khiết, trung thực, khách quan và đạt kỳ thi sát hạch bằng tiếng Việt về pháp luật Việt Nam liên quan đến nghiệp vụ thẩm định giá do Bộ Tài chính quy định thì được Bộ Tài chính cấp Thẻ thẩm định viên về giá.

Thông tư 46/2014/TT-BTC quy định về điều kiện dự thi thẩm định viên về giá, Công dân Việt Nam đăng ký dự thi thẩm định viên về giá phải có đủ các điều kiện sau:

– Có năng lực hành vi dân sự, có lý lịch rõ ràng, có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, liêm khiết, trung thực, khách quan và có ý thức chấp hành pháp luật.

– Có bằng tốt nghiệp đại học, sau đại học chuyên ngành vật giá, thẩm định giá, kinh tế, kinh tế – kỹ thuật, kỹ thuật, luật do các tổ chức đào tạo hợp pháp ở Việt Nam hoặc nước ngoài cấp.

– Có thời gian công tác thực tế từ 36 tháng trở lên tính từ ngày có bằng tốt nghiệp đại học đến ngày cuối của hạn nhận hồ sơ đăng ký dự thi theo chuyên ngành quy định tại khoản 2 Điều này.

– Có Chứng chỉ đào tạo nghiệp vụ thẩm định giá còn thời hạn do cơ quan, tổ chức có chức năng đào tạo chuyên ngành thẩm định giá cấp theo quy định của Bộ Tài chính, trừ các trường hợp sau:

+ Người đã có bằng tốt nghiệp đại học, sau đại học trong nước hoặc nước ngoài về chuyên ngành vật giá, thẩm định giá;

+ Người đã có bằng tốt nghiệp đại học, sau đại học chuyên ngành kinh tế, kinh tế – kỹ thuật, kỹ thuật, luật và đã có bằng tốt nghiệp cao đẳng chuyên ngành thẩm định giá.

Trên đây là bài viết tư vấn về thẩm định giá tại Tuyên Quang của Luật Trần và Liên danh. Nếu có thắc mắc hãy gọi cho chúng tôi theo số Hotline: 0969 078 234 để được tư vấn miễn phí.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139