Thẩm định giá tại Thái Bình

thẩm định giá tại Thái Bình

Hiện nay, theo xu hướng quốc tế, các giao dịch tài sản đều được một tổ chức tư vấn độc lập tư vấn thẩm định giá tại Thái Bình để đảm bảo tính khách quan, minh bạch trong quá trình giao dịch tài sản. Việc thẩm định giá trị các tài sản sẽ đem lại nhiều lợi ích cho Quý vị như: bảo vệ doanh nghiệp; biết được khả năng của doanh nghiệp để điều chỉnh nhằm nâng cao hiệu quả trong kinh doanh, sản xuất, thu hút vốn từ các nhà đầu tư khác, đem đi góp vốn, thế chấp.

Khái niệm thẩm định giá là gì?

Khi nghiên cứu về thẩm định giá, giới nghiên cứu học thuật trên thế giới đã đưa ra nhiều định nghĩa khác nhau:

Theo tự điển Oxford: “Thẩm định giá là sự ước tính giá trị bằng tiền của một vật, của một tài sản”; “là sự ước tính giá trị hiện hành của tài sản trong kinh doanh”. Khái niệm thẩm định giá này đưa ra vẫn còn rất chung, chỉ mang tính chất giải thích một cách khái quát từ ngữ mà chưa đưa ra được bản chất của thẩm định giá.

Ở Việt Nam khái niệm thẩm định giá lần đầu tiên được biết đến khi quy định trong Pháp lệnh Giá số 40/2002/PL-UBTVQH sau đó được thay bằng Luật giá năm 2012.

Khái niệm thẩm định giá được quy định tại khoản 15, Điều 4  Luật giá 2012: Thẩm định giá là việc cơ quan, tổ chức có chức năng thẩm định giá xác định giá trị bằng tiền của các loại tài sản theo quy định của Bộ luật dân sự phù hợp với giá thị trường tại một địa điểm, thời điểm nhất định, phục vụ cho mục đích nhất định theo tiêu chuẩn thẩm định giá.

Đặc điểm của thẩm định giá

– Chủ thể của thẩm định giá là các cá nhân, cơ quan, tổ chức có chức năng thẩm định giá.

Điều này có nghĩa rằng, không phải cơ quan, tổ chức ha cá nhân nào đều có thể thực hiện hoạt động thẩm định giá mà chỉ có những cá nhân, tổ chức có chức năng thẩm định giá mới có quyền được thực hiện việc thẩm định giá.

Chúng ta nhận thấy chủ thể tham gia thâm định giá phải có chức năng thẩm định giá, điều đó có nghĩa là chủ thể phải được công nhận có chức năng thẩm định giá mới được hoạt động thẩm định giá, nếu không có chức năng thì kết quả thẩm định giá không có giá trị về mặt pháp lý.

– Nội dung của hoạt động thẩm định giá là xác định giá trị bằng tiền của tài sản

Như đã nói ở trên, nếu định giá là ấn định giá hàng hóa dịch vụ một cách chủ quan, áp đặt nhằm đưa hàng hóa vào lưu thông trong nền kinh tế thì thẩm định giá lại là xác định giá trị của hàng hóa đó với nội dung là đánh giá hoặc đánh giá lại hàng hóa phù hợp với thị trường tại một thời điểm, địa điểm nhất định.

Việc xác định giá trị là hoạt động rất khách quan, độc lập thực hiện dựa trên các tiêu chuẩn về thẩm định giá. Tài sản xuất hiện trên thị trường với rất nhiều đặc tính khác nhau và việc xác định đúng giá trị bằng tiền với đặc tính kỹ thuật được yêu cầu đòi hỏi chủ thể thẩm định giá phải hiểu và nắm bắt đúng thị trường.

– Đối tượng của thẩm định giá là tài sản

Tài sản là một khái niệm rất chung chỉ những vật, quyền thuộc sở hữu của một cá nhân, tổ chức nào đó. Như vậy, tài sản ở đây có định nghĩa nhấn mạnh quyền sở hữu hơn là việc xác định nó là cái gì.

Tuy nhiên, trên thực tế, thẩm định giá, có thể xác định đối tượng được hưởng đến chủ yếu là động sản, bất động sản, doanh nghiệp,..như vậy, những gì có thể được định giá thành tiền đều có thể là đối tượng của thẩm định giá.  Tuy nhiên những tài sản đó cũng phải đáp ứng những điều kiện nhất định như được phép lưu thông trên thị trường, có thể nhận thức được sự hiện diện của tài sản bằng những cách thức nhất định.

Vai trò chung của thẩm định giá

Đất nước ta đã và đang trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế với tốc độ ngày cành nhanh hơn, mạnh mẽ hơn và đã đạt được nhiều thành tựu to lớn trong nền kinh tế quốc dân. Hội nhập kinh tế mang lại nhiều thách thức cho nền kinh tế Việt Nam trong việc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong nước và quốc tế.

Do đó nhận thức và nhu cầu về dịch vụ thẩm định giá tài sản đã trở nên thiết yếu đối với các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp, các nhà đầu tư và các cá nhân… Vì vậy vai trò thẩm định giá tài sản là đặc biệt quan trọng đối với nền kinh tế thị trường. Dưới đây là một số vai trò chung của dịch vụ thẩm định giá:

Thẩm định giá đúng giá trị thị trường góp phần làm minh bạch thị trường, thúc đẩy phát triển thị trường tài sản trong nước cũng như trên toàn thế giới

Tạo điều kiện thuận lợi cho toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế khu vực, thế giới

Tư vấn về giá trị tài sản, giá cả tài sản và các bên liên quan và công chứng đầu tư đưa ra các quyết định liên quan đến việc mua bán, đầu tư, đánh thuế, bảo hiểm, cho vay tài sản

Định giá đúng giá thị trường của các nguồn lực góp phần để cơ chế thị trường tự động phân bổ tối ưu các nguồn lực và nền kinh tế đạt hiệu quả Pareto.

Bảo vệ quyền lợi chính đáng, hợp pháp của công dân, đáp ứng được các yêu cầu đa dạng của các thành phần trong xã hội trong thời kỳ hội nhập Quốc tế.

Quy định mới về thông tin tài sản thẩm định giá tại Thái Bình

Dự thảo quy định, đối tượng của thông tư là: Thẩm định viên về giá, doanh nghiệp thẩm định giá; các tổ chức và cá nhân khác thực hiện hoạt động thẩm định giá theo quy định của Luật Giá; khách hàng thẩm định giá và bên thứ ba sử dụng kết quả thẩm định giá (nếu có) theo hợp đồng thẩm định giá đã ký kết cần nghiên cứu để có những hiểu biết cần thiết về các quy định trong tiêu chuẩn này để hợp tác với doanh nghiệp thẩm định giá trong quá trình thẩm định giá.

Thẩm định giá là yêu cầu bắt buộc khi thực hiện thẩm định giá tài sản và phải được thể hiện trong hồ sơ thẩm định giá theo quy định.

Việc thu thập thông tin có thể do thẩm định viên trực tiếp thực hiện, hoặc giao cho trợ lý thẩm định viên thực hiện theo phân công của lãnh đạo doanh nghiệp thẩm định giá và hướng dẫn của thẩm định viên (người thu thập thông tin). Người thu thập thông tin chịu trách nhiệm về việc thu thập thông tin do mình thực hiện.

Thông tin thu thập phải đáp ứng theo các yêu cầu sau: Phải hợp pháp và phù hợp với tài sản thẩm định giá, mục đích thẩm định giá, cơ sở giá trị thẩm định giá và phù hợp với cách tiếp cận và phương pháp thẩm định giá dự kiến lựa chọn; phải đầy đủ, bảo đảm khách quan và trung thực đúng theo thực tế đã thu thập.

Ngoài ra, thông tin thu thập phải diễn ra tại hoặc gần với thời điểm thẩm định giá. Đối với thời điểm thẩm định giá trong quá khứ, có thể thu thập cả những thông tin diễn ra sau thời điểm thẩm định giá phục vụ cho việc phân tích, đánh giá những biến động về giá của tài sản thẩm định giá.

Trong trường hợp phát sinh những hạn chế mà không khắc phục đối với yêu cầu của thu thập thông tin vì lý do khách quan, bất khả kháng, có thể ảnh hưởng đến hoạt động thẩm định giá và việc ước tính giá trị của tài sản thẩm định giá, người thu thập thông tin phải phản ánh rõ nội dung này tại hồ sơ thẩm định giá.

Trường hợp thông tin thu thập thuộc danh mục thông tin phải bảo đảm bí mật, hoặc chỉ được sử dụng trong phạm vi nhất định theo các quy định của pháp luật như các thông tin về sáng chế công nghệ, thông tin chưa được phép công bố trên diện rộng, thông tin theo quy định là bí mật nhà nước… người thu thập thông tin cần tuân thủ theo quy định của pháp luật về bảo mật thông tin khi thu thập và sử dụng những thông tin này.

Mục đích của thẩm định giá tại Thái Bình

Cho đến ngày ngay thì thẩm định giá đã trở nên khá quen thuộc, do vậy rất nhiều doanh nghiệp tìm đến các đơn vị thẩm định giá để có thể định giá về tài sản của mình. Vậy mục đích của thẩm định giá là gì?

– Làm cơ sở xét duyệt chi nguồn vốn ngân sách Nhà Nước.

– Bán đấu giá Tài sản, xét thầu các dự án, thế chấp vay vốn Ngân hàng.

– Thực hiện việc hạch toán kế toán và tính thuế của các doanh nghiệp.

– Tư vấn và lập dự án đầu tư, duyệt dự toán các dự án và công trình.

– Chứng minh tài sản khi thực hiện du học, du lịch, đầu tư định cư nước ngoài…

– Cổ phần hóa Doanh nghiệp hoặc chuyển đổi hình thức sở hữu doanh nghiệp.

– Đền bù, bảo hiểm, khiếu nại, giải quyết, xử lý tài sản tranh chấp trong các vụ án.

– Làm cơ sở tính tiền sử dụng đất để nộp vào ngân sách Nhà nước khi nhận giao đất hay thuê đất.

– Mua bán, chuyển nhượng; mua bán xử lý nợ, xử lý tài sản thế chấp, tài sản tồn đọng.

– Thành lập Doanh nghiệp; góp vốn liên doanh, giải thể, sáp nhập, chia tách, mua bán doanh nghiệp.

thẩm định giá tại Thái Bình
thẩm định giá tại Thái Bình

Các dịch vụ thẩm định giá tại Thái Bình

Ngành thẩm định giá hiện nay nhộn nhộn nhịp và được nhiều đơn vị thực hiện, giúp doanh nghiệp có nhiều lựa chọn địa chỉ mà mình tin tưởng nhất. Hầu hết các đơn vị này đều thực hiện các dịch vụ thẩm định giá để phục vụ nhiều đối tượng khách hàng như:

– Thẩm định giá bất động sản

– Thẩm định giá động sản

– Thẩm định giá dự án đầu tư

– Thẩm định giá tài nguyên

– Thẩm định giá tài sản vô hình

– Thẩm định giá trị doanh nghiệp

Các bước thực hiện thẩm định giá tại Thái Bình

Bước 1: Xác định tổng quát về tài sản cần thẩm định giá và xác định giá trị thị trường hoặc phi thị trường làm cơ sở thẩm định giá tài sản.

Bước 2: Lập kế hoạch thẩm định giá.

Bước 3: Khảo sát thực tế, thu thập thông tin.

Bước 4: Phân tích thông tin sau khi đã khảo sát thực tế.

Bước 5: Xác định giá trị tài sản cần thẩm định giá.

Bước 6: Kiểm soát chất lượng.

Bước 7: Lập báo cáo kết quả thẩm định giá, chứng thư thẩm định giá và gửi cho khách hàng, các bên liên quan.

Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp thẩm định giá tại Thái Bình

Quyền của doanh nghiệp thẩm định giá:

a) Cung cấp dịch vụ thẩm định giá;

b) Nhận thù lao dịch vụ thẩm định giá theo giá thỏa thuận với khách hàng đã ghi trong hợp đồng;

c) Thành lập chi nhánh doanh nghiệp thẩm định giá;

d) Doanh nghiệp thẩm định giá được đặt cơ sở kinh doanh dịch vụ thẩm định giá ở nước ngoài theo quy định của pháp luật về đầu tư của Việt Nam và pháp luật của nước sở tại. Trong thời hạn 30 (ba mươi) ngày làm việc, kể từ ngày đặt cơ sở hoặc chấm dứt hoạt động của cơ sở kinh doanh dịch vụ thẩm định giá ở nước ngoài, doanh nghiệp thẩm định giá phải thông báo bằng văn bản kèm theo tài liệu có liên quan cho Bộ Tài chính để quản lý, giám sát.

đ) Tham gia tổ chức nghề nghiệp trong nước và ngoài nước về thẩm định giá theo quy định của pháp luật;

e) Yêu cầu khách hàng thẩm định giá cung cấp hồ sơ, tài liệu, số liệu có liên quan đến tài sản thẩm định giá;

g) Từ chối thực hiện dịch vụ thẩm định giá đối với yêu cầu của khách hàng;

h) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.

Nghĩa vụ của doanh nghiệp thẩm định giá:

a) Tuân thủ quy định về hoạt động thẩm định giá theo quy định của Luật này và Luật doanh nghiệp;

b) Cung cấp Báo cáo kết quả thẩm định giá và Chứng thư thẩm định giá cho khách hàng và bên thứ ba sử dụng kết quả thẩm định giá theo hợp đồng thẩm định giá đã ký kết;

c) Chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực, khách quan của kết quả thẩm định giá;

d) Mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho hoạt động thẩm định giá hoặc trích lập quỹ dự phòng rủi ro nghề nghiệp;

đ) Bồi thường thiệt hại cho khách hàng theo quy định của pháp luật do vi phạm những thoả thuận trong hợp đồng thẩm định giá và trong trường hợp kết quả thẩm định giá gây thiệt hại đến lợi ích của khách hàng do không tuân thủ các quy định về thẩm định giá;

e) Quản lý hoạt động nghề nghiệp của thẩm định viên về giá thuộc quyền quản lý;

g) Thực hiện chế độ báo cáo;

h) Lưu trữ hồ sơ, tài liệu về thẩm định giá;

i) Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

Trên đây là bài viết tư vấn về thẩm định giá tại Thái Bình của Luật Trần và Liên danh. Nếu có thắc mắc hãy gọi cho chúng tôi theo số Hotline: 0969 078 234 để được tư vấn miễn phí.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139