Việc thành lập hệ thống các khu bảo tồn là bước đi rất quan trọng trong việc bảo tồn các loài, quần xã sinh vật và hệ sinh thái. Khu bảo tồn đa dạng sinh học là gì? Quý độc giả hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
Đa dạng sinh học là gì?
– Đa dạng sinh học là sự phong phú về gen, loài sinh vật và hệ sinh thái trong tự nhiên.
Trong đó, gen là một đơn vị di truyền, một đoạn của vật chất di truyền quy định các đặc tính cụ thể của sinh vật; Hệ sinh thái là quần xã sinh vật và các yếu tố phi sinh vật của một khu vực địa lý nhất định, có tác động qua lại và trao đổi vật chất với nhau.
– Bảo tồn đa dạng sinh học là việc bảo vệ sự phong phú của các hệ sinh thái tự nhiên quan trọng, đặc thù hoặc đại diện;
– Bảo vệ môi trường sống tự nhiên thường xuyên hoặc theo mùa của loài hoang dã, cảnh quan môi trường, nét đẹp độc đáo của tự nhiên; nuôi, trồng, chăm sóc loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; lưu giữ và bảo quản lâu dài các mẫu vật di truyền.
Giá trị của đa dạng sinh học
Trước khi tìm hiểu khu bảo tồn đa dạng sinh học là gì? thì cần hiểu được giá trị của đa dạng sinh học.
– Đa dạng sinh học có tầm quan ttọng vô cùng to lớn đối vói sự phát triển bền vững của nhân loại. Đa dạng sinh học cồ những giá trị kinh tế, môi trường và cuộc sống to lớn mà chỉ vài thập kỉ gần đây chúng ta mới ý thức được một cách đầy đủ.
– Giá trị kinh tế của đa dạng sinh học: Sự đa dạng sinh học là nền tảng phát triển của các cộng đồng trong những thời kì trước đây cũng như hiện nay. Sự phụ thuộc của nhiều cộng đồng và đa dạng sinh học có thể nhìn thấy rõ nhất ở tất cả các cộng đồng trong các thời kì phát triển xa xưa cũng như ở các nước nông nghiệp kém phát triển trên giới trong thời đại ngày nay.
– Giá trị xã hội: Trước đây vài trăm năm, tất cả các cộng đồng nhờ vào các loài hoang dã và cả vào những loài đã được thuần dưỡng để đảm bảo cho mình lương thực và thực phẩm, chất đốt và các dược liệu để làm thuốc chữa bệnh.
Ngày nay sự phát triển của các ngành công nghiệp, chăn nuôi đã giảm bớt sự lệ thuộc của con người vào thế giới hoang dã.
– Một giá trị to lớn khác của đa dạng sinh học chính là sức khoẻ của con người, sống trong môi trường tự nhiên, con người chịu sự tác động của tự nhiên, bởi vì con người là một phần của tự nhiên.
+ Đa dạng sinh học giữ cho con người môi trường sống tốt cho sức khoẻ. Giá trị thể hiện ở chỗ sức khoẻ của con người phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết, vào môi trường.
+ Điều này thể hiện ở khả năng của đa dạng sinh học trong việc làm trong sạch nước và không khí; phân hoá các độc tố bị phát tán do hoạt động của con người hoặc các tác động thiên nhiên.
– Giá trị của đa dạng sinh học là vô cùng to lớn và có thể chia thành hai loại giá trị: giá trị trực tiếp và giá trị gián tiếp. Giá trị kinh tế trực tiếp của tính đa dạng sinh học là những giá trị của các sản phẩm sinh vật mà được con người trực tiếp khai thác và sử dụng cho nhu cầu cuộc sống của mình.
Còn giá trị gián tiếp bao gồm những cái mà con người không thể bán, những lợi ích đó bao gồm số lượng và chất lượng nước, bảo vệ đất, tái tạo, giáo dục, nghiên cứu khoa học, điều hòa khí hậu và cung cấp những phương tiện cho tương lai của xã hội loài người.
Khu bảo tồn đa dạng sinh học là gì?
Khu bảo tồn đa dạng sinh học là nơi lưu giữ nhiều loài động vật và thực vật, ngoài ra khu bảo tồn đa dạng sinh học là nơi có rất nhiều loại động vật, thực vật phong phú và đa dạng, trong đó có nhiều loại đang nằm trong danh sách tuyệt chủng.
Bảo tồn đa dạng sinh học là quá trình quản lý mối tác động qua lại giữa con người với các gen, các loài và các hệ sinh thái nhằm mang lại lợi ích lớn nhất cho thế hệ hiện tại và vẫn duy trì tiềm năng của chúng để đáp ứng nhu cầu và nguyện vọng của các thế hệ tương lai.
Cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học
Khu bảo tồn đa dạng sinh học là gì? Cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học là cơ sở chăm sóc, nuôi dưỡng, cứu hộ, nhân giống loài hoang dã, cây trồng, vật nuôi, vi sinh vật và nấm đặc hữu, có giá trị; lưu giữ, bảo quản nguồn gen và mẫu vật di truyền phục vụ mục đích bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học.
Trong đó, cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học được thành lập nhằm mục đích bảo tồn đa dạng sinh học, nghiên cứu khoa học, du lịch sinh thái, bao gồm:
– Cơ sở nuôi, trồng loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ;
– Cơ sở cứu hộ loài hoang dã;
– Cơ sở lưu giữ giống cây trồng, vật nuôi, vi sinh vật và nấm đặc hữu, nguy cấp, quý, hiếm có giá trị đặc biệt về khoa học, y tế, kinh tế, sinh thái, cảnh quan, môi trường hoặc văn hóa – lịch sử; cơ sở lưu giữ, bảo quản nguồn gen và mẫu vật di truyền.
Quyền của tổ chức, cá nhân quản lý cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học
Tổ chức, cá nhân quản lý cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học có các quyền sau đây:
– Hưởng chính sách, cơ chế ưu đãi, hỗ trợ của Nhà nước theo quy định của pháp luật;
– Tiếp nhận, thực hiện dự án hỗ trợ từ tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài;
– Hưởng các khoản thu từ hoạt động du lịch và các hoạt động khác của cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học theo quy định của pháp luật;
– Hợp đồng tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích phát sinh từ nguồn gen do mình quản lý;
– Nuôi, trồng, nuôi sinh sản, cứu hộ loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; lưu giữ giống cây trồng, vật nuôi, vi sinh vật và nấm đặc hữu; lưu giữ, bảo quản nguồn gen và mẫu vật di truyền;
– Trao đổi, tặng cho loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ phục vụ mục đích bảo tồn đa dạng sinh học, nghiên cứu khoa học, du lịch sinh thái theo quy định của pháp luật;
– Quyền khác theo quy định của pháp luật.
Một số khu bảo tồn đa dạng sinh học ở Việt Nam
Khu bảo tồn đa dạng sinh học là gì? một số khu bảo tồn đa dạng sinh học ở Việt Nam bao gồm:
– Khu bảo tồn thiên nhiên rừng ngập mặn Cần Giờ;
– Khu bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng;
– Khu bảo tồn thiên nhiên Bà Nà Núi Chúa;
– Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông;
– Khu bảo tồn thiên nhiên Cù lao Chàm.
Ý nghĩa của Bảo tồn đa dạng sinh học
Từ những lợi ích của bảo tồn đa dạng sinh học đem lại có thể thấy rằng đa dạng sinh học là yếu tố quan trọng đối với đời sống của con người. Vì con người đang sử dụng những đa dạng sinh học đó để phục vụ cho đời sống của chính học. Nếu đa dạng sinh học bị phá huỷ thì con người cũng sẽ bị ảnh hưởng theo. Nó còn có thể phá huỷ mọi thứ của con người đã gầy dựng
Bảo tồn đa dạng sinh học là quá trình quản lý mối tác động qua lại giữa con người với các gen, các loài và các hệ sinh thái nhằm mang lại lợi ích lớn nhất cho thế hệ hiện tại và vẫn duy trì tiềm năng của chúng để đáp ứng nhu cầu và nguyện vọng của các thế hệ tương lai. Để có thể tiến hành các hoạt động quản lý nhằm bảo tồn đa dạng sinh học, điều cần thiết là phải tìm hiểu những tác động tiêu cực, các nguy cơ mà loài hiện đang đối mặt và từ đó xây dựng các phương pháp quản lý phù hợp nhằm giảm đi các tác động tiêu cực của các nguy cơ đó và đảm bảo sự phát triển của loài và hệ sinh thái đó trong tương lai.
Tuy nhiên việc bảo tồn đa dạng sinh học còn phải được thực hiện có chiến lược mà được tất cả người dân cùng tham gia. Bởi khi bảo tồn đa dạng sinh học mà không có sự cộng tác thì bản chất những đa dạng sinh học đó vẫn có nguy cơ bị xâm hại. Chúng ta không thể cứ bảo tồn đa dạng sinh học như một ốc đảo nhỏ giữa đời sống xung quanh của con người mà phải để chúng xen kẽ với đời sống của con người để phát triển và thích nghi.
Đó vẫn luôn là vấn đề được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm vì đó mới là cách bảo tồn lâu dài và bền vững nhất.
Khu bảo tồn đa dạng sinh học là gì?
Khu bảo tồn đa dạng sinh học là nơi lưu giữ nhiều loài động vật và thực vật.
Ngoài ra khu bảo tồn đa dạng sinh học là nơi có rất nhiều loại động vật, thực vật phong phú và đa dạng, trong đó có nhiều loại đang nằm trong danh sách tuyệt chủng.
Vì sao nói “rừng nguyên sinh Nam Cát Tiên là khu bảo tồn đa dạng sinh học”?
Rừng nguyên sinh Nam Cát Tiên là một khu bảo tồn đa dạng sinh học là vì nơi đây có nhiều loài động thực vật, phong phú và rất đa dạng và có nhiều loài động vật nằm trong danh sách có nguy cơ tuyệt chủng.
Vì những yếu tố con người tác động lên khiến những sinh vật thuộc nơi đây bị ảnh hưởng và mất đi nên chính con người đã và đang giữ lại những gì còn sót lại để giúp chúng phát triển trở lại.
Trên thực tế con người không hoàn toàn là nguyên nhân duy nhất dẫn đến sự giảm số lượng, tuyệt chủng của các loài. Tuy nhiên, theo như nghiên cứu của hấu hết các chuyên gia và nhà khoa học đều chỉ ra rằng hành vi của con người đã gây ra những ảnh hưởng trực tiếp đến việc mất đa dạng sinh học. Có thể kể đến như:
– Nhu cầu hưởng thụ và lòng tham, ý thức kém của con người: Xã hội hiện đại kéo theo con người có nhu cầu cuộc sống ngày càng nâng cao, việc này đã gây ra nhiều vấn đề, dẫn đến nhiều hệ lụy nghiêm trọng đối với môi trường. Mức độ khai thác của con người đối với thiên nhiên đang ngày càng mạnh mẽ, tức là chỉ cần có được lợi nhuận đủ để đáp ứng kì vọng, con người sẵn sàng tàn phá thiên nhiên và khai thác tài nguyên một cách vô tội vạ. Tất cả điều này đều được thể hiện qua ý thức và suy nghĩ của mỗi người về trách nhiệm của họ đối với môi trường.
– Phương án, chính sách được đưa ra chưa thực sự hợp lý và có tác động tích cực. Ta có thể thấy, thực tế các hành động phòng vệ và ngăn cản, chẳng hạn như việc ban hành luật, hạn chế hoạt động khai thác cây rừng, khai hoang đất để làm nương rẫy… chưa thực sự tác động mãnh mẽ đến thực tiễn, các chế tài xử phạt chưa đủ tính răn đe. Ta có thể thấy ở một số quốc gia, chính sách liên quan đến các nguồn năng lượng đã gây ra những việc làm không hiệu quả, hơn thế nữa là ảnh hưởng của ô nhiễm không khí – kết quả tất yếu của sự phát triển và những biến đổi khí hậu trở thành vấn đề mang tính thế giới.
Bên cạnh các yếu tố tác động từ phía con người, sự suy giảm đa dạng sinh học cũng là kết quả tất yếu của cuộc chiến giữa các loài địa phương và không phải bản địa, điều này đã gây ra việc khiến cho môi trường chưa thể đáp ứng kịp thời những nhu cầu của các loài sinh vật này, tạo ra nhiều vấn đề phản ứng ngược lại với môi trường và sự đa dạng sinh học.
Trên đây là toàn bộ thông tin mà Luật Trần Liên Danh muốn gửi tới các bạn liên quan đến nội dung khu bảo tồn đa dạng sinh học là gì? Hi vọng hữu ích với bạn.