Du lịch bền vững là gì

Du lịch bền vững là gì

Phát triển du lịch bền vững là gì? Vai trò của cộng đồng dân cư trong phát triển du lịch là như thế nào? Hãy cùng Luật Trần và Liên Danh tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Du lịch là gì? Phát triển du lịch bền vững là gì?

Căn cứ tại khoản 1 Điều 3 Luật Du lịch 2017 định nghĩa du lịch như sau:

Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên trong thời gian không quá 01 năm liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí, tìm hiểu, khám phá tài nguyên du lịch hoặc kết hợp với mục đích hợp pháp khác.

Căn cứ tại khoản 14 Điều 3 Luật Du lịch 2017 định nghĩa phát triển du lịch bền vững như sau:

Phát triển du lịch bền vững là sự phát triển du lịch đáp ứng đồng thời các yêu cầu về kinh tế – xã hội và môi trường, bảo đảm hài hòa lợi ích của các chủ thể tham gia hoạt động du lịch, không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu về du lịch trong tương lai.

Nguyên tắc phát triển du lịch là gì?

Căn cứ tại Điều 4 Luật Du lịch 2017 quy định nguyên tắc phát triển du lịch như sau:

– Phát triển du lịch bền vững, theo chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, có trọng tâm, trọng điểm.

– Phát triển du lịch gắn với bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc, tài nguyên thiên nhiên, khai thác lợi thế của từng địa phương và tăng cường liên kết vùng.

– Bảo đảm chủ quyền quốc gia, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, mở rộng quan hệ đối ngoại và hội nhập quốc tế, quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam.

– Bảo đảm lợi ích quốc gia, lợi ích cộng đồng, quyền và lợi ích hợp pháp của khách du lịch, tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch.

– Phát triển đồng thời du lịch nội địa và du lịch quốc tế; tôn trọng và đối xử bình đẳng đối với khách du lịch.

Nhà nước phát triển du lịch thông qua những chính sách nào?

Căn cứ tại Điều 5 Luật Du lịch 2017 quy định nhà nước phát triển du lịch thông qua những chính sách sau:

– Nhà nước có chính sách huy động mọi nguồn lực cho phát triển du lịch để bảo đảm du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước.

– Tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch được hưởng mức ưu đãi, hỗ trợ đầu tư cao nhất khi Nhà nước ban hành, áp dụng các chính sách về ưu đãi và hỗ trợ đầu tư.

– Nhà nước ưu tiên bố trí kinh phí cho các hoạt động sau đây:

+ Điều tra, đánh giá, bảo vệ, tôn tạo, phát triển giá trị tài nguyên du lịch.

+ Lập quy hoạch về du lịch.

+ Xúc tiến du lịch, xây dựng thương hiệu du lịch quốc gia, địa phương.

+ Xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển du lịch.

– Nhà nước có chính sách khuyến khích, hỗ trợ cho các hoạt động sau đây:

+ Đầu tư phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật, dịch vụ du lịch chất lượng cao.

+ Nghiên cứu, định hướng phát triển sản phẩm du lịch.

+ Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực du lịch.

+ Đầu tư phát triển sản phẩm du lịch mới có tác động tích cực tới môi trường, thu hút sự tham gia của cộng đồng dân cư; đầu tư phát triển sản phẩm du lịch biển, đảo, du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, du lịch văn hóa và sản phẩm du lịch đặc thù khác.

+ Ứng dụng khoa học, công nghệ hiện đại phục vụ quản lý và phát triển du lịch.

+ Phát triển du lịch tại nơi có tiềm năng du lịch; sử dụng nhân lực du lịch tại địa phương.

+ Đầu tư hình thành khu dịch vụ du lịch phức hợp, có quy mô lớn; hệ thống cửa hàng miễn thuế, trung tâm mua sắm phục vụ khách du lịch.

– Nhà nước có chính sách tạo điều kiện thuận lợi về đi lại, cư trú, thủ tục xuất cảnh, nhập cảnh, hải quan, hoàn thuế giá trị gia tăng và bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp khác cho khách du lịch.

Sự tham gia của cộng đồng dân cư trong phát triển du lịch như thế nào?

Căn cứ tại Điều 6 Luật Du lịch 2017 quy định sự tham gia của cộng đồng dân cư trong phát triển du lịch như sau:

– Cộng đồng dân cư có quyền tham gia và hưởng lợi ích hợp pháp từ hoạt động du lịch; có trách nhiệm bảo vệ tài nguyên du lịch, bản sắc văn hóa địa phương; giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ môi trường.

– Cộng đồng dân cư được tạo điều kiện để đầu tư phát triển du lịch, khôi phục và phát huy các loại hình văn hóa, nghệ thuật dân gian, ngành, nghề thủ công truyền thống, sản xuất hàng hóa của địa phương phục vụ khách du lịch, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân địa phương.

Du lịch bền vững là gì
du lịch bền vững là gì

Theo đó, ngoài việc được quyền tham gia và thụ hưởng những lợi ích hợp pháp từ hoạt động du lịch mang lại, cộng đồng dân cư sẽ có một số vai trò trong việc phát triển du lịch như sau:

– Bảo vệ tài nguyên du lịch, bản sắc văn hóa địa phương

– Giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ môi trường.

Trong việc phát triển du lịch thì nhà nước có ưu tiên bố trí kinh phí cho các hoạt động xúc tiến du lịch, xây dựng thương hiệu du lịch địa phương không?

Trong việc phát triển du lịch thì nhà nước có ưu tiên bố trí kinh phí cho các hoạt động xúc tiến du lịch, xây dựng thương hiệu du lịch địa phương được quy định tại Điều 5 Luật Du lịch 2017 như sau:

Chính sách phát triển du lịch

Nhà nước có chính sách huy động mọi nguồn lực cho phát triển du lịch để bảo đảm du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước.

Tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch được hưởng mức ưu đãi, hỗ trợ đầu tư cao nhất khi Nhà nước ban hành, áp dụng các chính sách về ưu đãi và hỗ trợ đầu tư.

Nhà nước ưu tiên bố trí kinh phí cho các hoạt động sau đây:

a) Điều tra, đánh giá, bảo vệ, tôn tạo, phát triển giá trị tài nguyên du lịch;

b) Lập quy hoạch về du lịch;

c) Xúc tiến du lịch, xây dựng thương hiệu du lịch quốc gia, địa phương;

d) Xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển du lịch.

Nhà nước có chính sách khuyến khích, hỗ trợ cho các hoạt động sau đây:

a) Đầu tư phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật, dịch vụ du lịch chất lượng cao;

b) Nghiên cứu, định hướng phát triển sản phẩm du lịch;

c) Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực du lịch;

d) Đầu tư phát triển sản phẩm du lịch mới có tác động tích cực tới môi trường, thu hút sự tham gia của cộng đồng dân cư; đầu tư phát triển sản phẩm du lịch biển, đảo, du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, du lịch văn hóa và sản phẩm du lịch đặc thù khác;

đ) Ứng dụng khoa học, công nghệ hiện đại phục vụ quản lý và phát triển du lịch;

e) Phát triển du lịch tại nơi có tiềm năng du lịch; sử dụng nhân lực du lịch tại địa phương;

g) Đầu tư hình thành khu dịch vụ du lịch phức hợp, có quy mô lớn; hệ thống cửa hàng miễn thuế, trung tâm mua sắm phục vụ khách du lịch.

Nhà nước có chính sách tạo điều kiện thuận lợi về đi lại, cư trú, thủ tục xuất cảnh, nhập cảnh, hải quan, hoàn thuế giá trị gia tăng và bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp khác cho khách du lịch.

Như vậy, theo quy định của pháp luật về chính sách phát triển du lịch thì nhà nước ưu tiên bố trí kinh phí cho nhiều hoạt động trong đó có bao gồm các hoạt động về việc xúc tiến du lịch, xây dựng thương hiệu du lịch địa phương.

Cộng đồng dân cư có được quyền tham gia và hưởng lợi ích hợp pháp trong phát triển du lịch không?

Cộng đồng dân cư có được quyền tham gia và hưởng lợi ích hợp pháp trong phát triển du lịch được quy định tại Điều 6 Luật Du lịch 2017 như sau:

Sự tham gia của cộng đồng dân cư trong phát triển du lịch

Cộng đồng dân cư có quyền tham gia và hưởng lợi ích hợp pháp từ hoạt động du lịch; có trách nhiệm bảo vệ tài nguyên du lịch, bản sắc văn hóa địa phương; giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ môi trường.

Cộng đồng dân cư được tạo điều kiện để đầu tư phát triển du lịch, khôi phục và phát huy các loại hình văn hóa, nghệ thuật dân gian, ngành, nghề thủ công truyền thống, sản xuất hàng hóa của địa phương phục vụ khách du lịch, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân địa phương.

Như vậy, theo quy định của pháp luật về sự tham gia của cộng đồng dân cư trong việc phát triển du lịch thì cộng đồng dân cư có quyền tham gia và hưởng lợi ích hợp pháp từ trong các hoạt động du lịch.

Quyền của khách du lịch quốc tế đến Việt Nam được quy định như thế nào?

Theo Điều 17 Luật Du lịch 2017 quy định quyền của khách du lịch như sau:

Quyền của khách du lịch

Sử dụng dịch vụ du lịch do tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch cung cấp hoặc tự đi du lịch.

Yêu cầu tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch cung cấp thông tin về chương trình, dịch vụ, điểm đến du lịch theo hợp đồng đã ký kết.

Được tạo điều kiện thuận lợi về xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, hải quan, lưu cư trú, đi lại trên lãnh thổ Việt Nam phù hợp với quy định của pháp luật và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Được bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp theo hợp đồng đã giao kết với tổ chức, cá nhân kinh doanh, cung cấp dịch vụ du lịch.

Được đối xử bình đẳng; được bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khỏe, tài sản khi sử dụng dịch vụ du lịch; được tôn trọng danh dự, nhân phẩm; được cứu hộ, cứu nạn trong trường hợp khẩn cấp.

Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện hành vi vi phạm pháp luật về du lịch.

Kiến nghị với tổ chức, cá nhân quản lý khu du lịch, điểm du lịch, cơ sở cung cấp dịch vụ du lịch và cơ quan nhà nước có thẩm quyền về các vấn đề liên quan đến hoạt động du lịch.

Được bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.

Đối chiếu quy định trên, khách du lịch quốc tế đến Việt Nam có các quyền nêu trên.

Do đó, theo thông tin bạn cung cấp bạn của bạn sẽ được yêu cầu tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch cung cấp thông tin về chương trình, dịch vụ, điểm đến du lịch theo hợp đồng đã ký kết.

Khách du lịch quốc tế đến Việt Nam cần tuân thủ các nghĩa vụ gì?

Theo Điều 12 Luật Du lịch 2017 quy định nghĩa vụ của khách du lịch quốc tế đến Việt Nam như sau:

Nghĩa vụ của khách du lịch

Tuân thủ pháp luật Việt Nam và pháp luật của quốc gia, vùng lãnh thổ nơi đến du lịch; ứng xử văn minh, tôn trọng phong tục, tập quán, bản sắc văn hóa địa phương, bảo vệ và giữ gìn tài nguyên du lịch, môi trường du lịch; không gây phương hại đến hình ảnh quốc gia, truyền thống văn hóa dân tộc của Việt Nam.

Thực hiện nội quy của khu du lịch, điểm du lịch, cơ sở cung cấp dịch vụ du lịch.

Thanh toán tiền dịch vụ theo hợp đồng, phí, lệ phí và các khoản thu khác theo quy định của pháp luật.

Bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật về dân sự.

Theo đó, khách du lịch quốc tế đến Việt Nam cần tuân thủ các nghĩa vụ nêu trên.

Trên đây là tất cả thông tin được cung cấp bởi công ty luật Trần và Liên Danh về câu hỏi du lịch bền vững là gì? Nếu quý vị có bất kỳ câu hỏi nào hoặc cần hỗ trợ về các vấn đề pháp lý khác, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua số hotline. Chúng tôi sẽ nhanh chóng hỗ trợ và trả lời mọi thắc mắc của quý vị.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139