Dịch vụ kế toán thuế tại Hà Nội

dịch vụ kế toán thuế tại hà nội

Dịch vụ kế toán thuế tại Hà Nội của Luật Trần và Liên danh là một trong những dịch vụ tốt mà nhóm khách hàng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ tin tưởng và ưu tiên sử dụng. Cùng tìm hiểu cách thức uy tín của chúng tôi khi làm dịch vụ kế toán với bài viết dưới đây nhé.

Tổng Quan Về Dịch Vụ Kế Toán Thuế Tại Hà Nội

Kế toán là gì?

  • Kế toán là quá trình biên soạn, tổng hợp và chuẩn bị các báo cáo liên quan đến quá trình thu chi của công ty và chịu trách nhiệm kê khai và nộp các nghĩa vụ thuế cho các cơ quan chính phủ. Có lẽ, kế toán không khó. Nhưng để làm được nó đòi hỏi sự tỉ mỉ và chính xác.

Dịch vụ kế toán là gì?

  • Đối với các doanh nghiệp khởi nghiệp, doanh nghiệp vừa và nhỏ, việc thuê một Kế toán trưởng chuyên trách có đủ kiến ​​thức và kinh nghiệm làm báo cáo thuế, kế toán … với mức lương dao động từ 8 – 10 triệu / tháng đến 15 – 20 triệu / tháng là một gánh nặng đối với chủ doanh nghiệp.  Giải pháp tìm đến các công ty cung cấp dịch vụ kế toán để và sử dụng dịch vụ kế toán trọn gói của họ là một giải pháp hợp lý, tiết kiệm chi phí.
  • Dịch vụ kế toán ở đây đề cập đến công ty hoặc tổ chức sẽ thay mặt bạn thực hiện các khoản thanh toán kế toán và thuế. Thay vì phải tạo một bộ phận kế toán hoặc tất cả các bộ phận kế toán trong một công ty, bạn có thể thu thập các tài liệu và hoàn thành dịch vụ. Hình thức này thường ổn nếu công ty của bạn đang trong giai đoạn đầu hoặc công ty của bạn có quy mô vừa và nhỏ với một vài chứng từ và hóa đơn mỗi tháng.

Báo cáo thuế là gì?

  • Báo cáo kế toán thuế là thông tin mà bạn cung cấp cho cục thuế địa phương. Việc báo cáo thuế diễn ra hàng tháng, hàng quý hoặc hàng năm. Các cơ quan quản lý dựa vào đó để biết tình trạng kinh doanh của bạn.
  • Do đó, việc nắm chắc các quy định về báo cáo thuế như: các loại tờ khai thuế giá trị gia tăng VAT, tờ khai thuế TNDN, tờ khai thuế TNCN, thời hạn nộp báo cáo, thời gian nộp tiền thuế, báo cáo sử dụng hóa đơn… khi có phát sinh là vô cùng hữu ích đối với các chủ công ty.
  • Dịch vụ báo cáo thuế giá rẻ của công ty chúng tôi sẽ giúp bạn yên tâm và tiết kiệm tối đa chi phí thuế hàng tháng. Đây là xu hướng kế toán liên kết được khuyến khích cho các công ti mới thành lập tại TP.HCM, đây là mô hình kế toán gọn nhẹ, chi phí thấp và tiết kiệm chi phí.
  • Với gói dịch vụ của chúng tôi, bạn không phải lo về vấn đề sổ sách, kế toán thuế chúng tôi sẽ làm kế toán thuế cho bạn để làm các báo cáo cho bạn như báo cáo chi phí, thu nhập xây dựng, mẫu báo cáo pháp lý hàng tháng.

Mô Tả Dịch Vụ Kế Toán Thuế Tại Hà Nội Của Luật Trần Và Liên Danh

Dịch vụ kế toán thuế đầu năm

– Theo quy định hiện nay, hàng năm vào tháng 1 dương lịch KTT phải kê khai và nộp tiền lệ phí môn bài phát sinh trong năm: 

  • Mức 1.000.000đ cho các chi nhánh, văn phòng đại diện; 
  • Mức 2.000.000đ cho các doanh nghiệp có vốn điều lệ từ 10 tỷ đồng trở xuống; 
  • Mức 3.000.000đ cho các doanh nghiệp có vốn điều lệ trên 10 tỷ đồng. 

Thời hạn nộp tiền thuế môn bài chậm nhất là ngày 30/1 hàng năm theo Điều 18, NĐ126/2020/NĐ-CP, ngoài ra các TH khác xem chi tiết tại NĐ126/2020/NĐ-CP. 

Công việc kế toán thuế thường xuyên

– Thu thập, tập hợp, xử lý và lưu trữ hóa đơn, chứng từ kế toán. KTT phải làm tốt ngay từ khâu thu thập xử lý chứng từ, hóa đơn sẽ giúp kịp thời xử lý và hoàn thiện hồ sơ khai thuế chuẩn chỉnh để làm căn cứ cho việc kê khai, quyết toán thuế sau này.

– Sau khi kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ, hợp lý của các hóa đơn chứng từ và thu thập đủ hồ sơ cần thiết thì KTT tiến hành ghi sổ kế toán thuế. Nếu phát hiện sai sót trên các hóa đơn mua vào bán ra thì cần tuân thủ quy định điều chỉnh hóa đơn sai sót theo Thông tư số 39/2014/TT-BTC trước khi kê khai.

* Cách nhận diện và kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ, hợp lý của các hóa đơn chứng từ:

– Hóa đơn hợp pháp: Hóa đơn hợp pháp là hóa đơn không thuộc các trường hợp hóa đơn bất hợp pháp được quy định trong Điều 22, Thông tư 39/2014/TT-BTC gồm:

+ Hóa đơn giả là hóa đơn được in hoặc khởi tạo theo mẫu hóa đơn đã được phát hành của tổ chức, cá nhân khác hoặc in, khởi tạo trùng số của cùng một ký hiệu hóa đơn;

 + Hóa đơn chưa có giá trị sử dụng là hóa đơn đã được tạo theo hướng dẫn tại Thông tư này, nhưng chưa hoàn thành việc thông báo phát hành;

+ Hóa đơn hết giá trị sử dụng là hóa đơn đã làm đủ thủ tục phát hành nhưng tổ chức, cá nhân phát hành thông báo không tiếp tục sử dụng nữa; các loại hóa đơn bị mất sau khi đã thông báo phát hành được tổ chức, cá nhân phát hành báo mất với cơ quan về thuế quản lý trực tiếp; hóa đơn của các tổ chức, cá nhân đã ngừng sử dụng mã số thuế (còn gọi là đóng mã số thuế). 

– Hóa đơn hợp lệ: Hóa đơn hợp lệ khi nội dung trên hóa đơn và các tiêu thức bắt buộc trên hóa đơn đầy đủ, xuất hóa đơn đúng thời điểm theo quy định cụ thể như sau: 

+ Nội dung trên hóa đơn phải thể hiện đúng bản chất nội dung kinh tế phát sinh, không sửa chữa, tẩy xóa. Viết cùng một loại màu mực không phai, giữa các liên hóa đơn hóa đơn phải thống nhất.

 + Các tiêu thức bắt buộc trên hóa đơn gồm: Ngày/tháng/năm phát hành, tên công ty, địa chỉ, mã số thuế, tài khoản thanh toán (nếu có) của người bán và người mua. Hình thức thanh toán, thông tin hàng hóa, dịch vụ, số lượng, đơn vị tính, đơn giá, số tiền, tiền hàng, thuế suất, thuế GTGT, tổng số tiền thanh toán. Chữ ký của người mua, người bán, dấu của công ty bên bán. Trường hợp không có chữ ký của giám đốc thì cần có giấy ủy quyền, đóng dấu treo góc bên trái hóa đơn kèm chữ ký người ủy quyền;

 + Thời điểm xuất hóa đơn phải tuân thủ theo quy định tại Điều 16 của Thông tư 39/2014/TT-BTC. 

– Hóa đơn hợp lý: Nội dung trên hóa đơn cần phải đúng thực tế và thực sự có phát sinh, hóa đơn phải phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

* Ngoài ra, KTT cần có quy trình luân chuyển chứng từ khoa học cũng như lưu trữ hồ sơ các hóa đơn chứng từ và sổ sách kế toán đảm bảo an toàn.

+ Đối với dữ liệu mềm trên phần mềm kế toán, các file hồ sơ bản mềm khác, kế toán cần sao lưu backup dữ liệu  thường xuyên, nên có ít nhất 2 nơi lưu trữ file hồ sơ để hạn chế rủi ro mất dữ liệu.

+ Đối với các hồ sơ chứng từ, sổ sách kế toán bản cứng, kế toán cần sắp xếp theo thứ tự (tốt nhất là thứ tự được đánh dấu hoặc được mã hóa theo file mềm), hồ sơ lưu trữ cần đóng quyển, đóng thùng và lưu cẩn thận tránh gián, mối, ẩm mốc, phục vụ cho việc đối chiếu làm BCTC cuối năm cũng như cho thanh kiểm tra thuế. 

Căn cứ vào Điều 12, 13, 14 Nghị định 17/2016/NĐ-CP quy định về các loại chứng từ kế toán có thời hạn lưu trữ tối thiểu từ 5 năm đối với các chứng từ không trực tiếp để ghi sổ, 10 năm đối với chứng từ dùng để ghi sổ như bảng kê, bảng tổng hợp khối lượng mua bán theo hóa đơn, hóa đơn mua vào bán ra, biên bản thanh lý TSCĐ,… Ngoài ra còn các chứng từ lưu trữ vĩnh viễn trong suốt vòng đời của doanh nghiệp như giấy phép kinh doanh, …. Chi tiết và các trường hợp khác xem tại Nghị định 174/2016/NĐ-CP.

Các hồ sơ khai thuế theo dịch vụ kế toán thuế tại Hà Nội

Tùy từng loại hình Doanh nghiệp có thể phát sinh thêm các tờ khai thuế khác hoặc theo từng lần phát sinh. KTT phải kê khai và nộp tiền cho các khoản thuế này như: Thuế tài nguyên,Thuế tiêu thụ đặc biệt, Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp, Thuế GTGT, TNCN mà tổ chức khai thay cho cá nhân cho thuê tài sản…

Lưu ý:  

  • KTT phải nắm chắc nghiệp vụ kế toán thuế biết cách lên từng loại tờ khai thuế để tránh ghi sai các chỉ tiêu trên tờ khai sẽ ảnh hưởng đến nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp. 
  • KTT nên xây dựng quy trình luân chuyển chứng từ. Các tờ khai đã nộp nên in ra kẹp cùng bảng kê hóa đơn mua vào, bán ra để sau này tiện kiểm tra đối chiếu.
    dịch vụ kế toán thuế tại hà nội
    dịch vụ kế toán thuế tại hà nội

Dịch vụ kế toán thuế tại Hà Nội vào cuối năm và khi có thanh kiểm tra thuế

– KTTsẽ có 3 tháng để làm BCTC và quyết toán về thuế TNDN, quyết toán về thuế TNCN kể từ khi kết thúc năm tài chính. Trong thời gian đó kế toán thuế cần rà soát lại toàn bộ tờ khai đã kê khai, kiểm tra lại các khoản chi phí và dựa vào quy trình luân chuyển chứng từ KTT để đối chiếu lại các hồ sơ đi kèm phục vụ cho việc lập BCTC cuối năm. 

Các phần mềm kế toán giúp công việc của kế toán nhanh, thuận tiện, chính xác và hiệu quả hơn. Trên thị trường hiện nay, phần mềm MISA đang được đánh giá khá cao với tính năng hỗ trợ kiểm tra nhanh chỉ bằng một cú click chuột là có thể kiểm tra được toàn bộ dữ liệu của cả năm trước khi lập BCTC.

Danh sách các báo cáo cần nộp cuối năm gồm:

+ Bộ báo cáo tài chính: Tùy theo doanh nghiệp các bạn áp dụng chế độ kế toán nào sẽ có các báo cáo tương ứng theo các chế độ kế toán ban hành. 

Bài viết xin giới thiệu bộ BCTC cho các doanh nghiệp theo Thông tư số 200/2014/TT-BTC và Thông tư số 133/2016/TT-BTC. 

Theo thông tư 133/2016 Báo cáo tài chính năm: (trường hợp doanh nghiệp đáp ứng giả định hoạt động liên tục) gồm:

  • Báo cáo tình hình tài chính
  • Báo cáo Kết quả hoạt động kinh doanh
  • Thuyết minh Báo cáo Tài chính
  • Bảng Cân đối số phát sinh Tài khoản
  • Báo cáo Lưu chuyển tiền tệ (Báo cáo không bắt buộc mà khuyến khích nộp)

Theo Thông tư 200/2014/TT-BTC có điểm khác biệt với TT133/2016/TT-BTC là “Báo cáo tình hình tài chính” được gọi là “Bảng cân đối kế toán” và không bắt buộc nộp Bảng Cân đối số phát sinh Tài khoản. Nội dung các báo cáo gồm:

  • Bảng cân đối kế toán
  • Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
  • Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
  • Bản thuyết minh báo cáo tài chính

+ Tờ khai quyết toán về thuế TNDN 

+ Tờ khai quyết toán về thuế TNCN (nếu trong năm có doanh nghiệp phát sinh CHI TRẢ THU NHẬP thì phải quyết toán về thuế TNCN nếu không thì không phải nộp quyết toán TNCN theo Nghị định số 126/2020/NĐ-CP).

Khi doanh nghiệp có thông báo về việc cơ quan quản lý thuế kiểm tra (căn cứ vào thông báo của cơ quan nhà nước), KTT phải chuẩn bị hồ sơ chứng từ, rà soát để tránh thiếu/sai sót, chuẩn bị tài liệu theo yêu cầu của cơ quan thuế. 

KTT được phép nộp lại BCTC của năm sai sót trước khi cơ quan thuế đến kiểm tra tại doanh nghiệp. KTT nên ghi ra các sai sót và rủi ro vi phạm có thể gặp phải để chủ động lên phương án giải trình cho cơ quan thuế.

Lợi Ích Mang Lại Cho Doanh Nghiệp Khi Sử Dụng Dịch Vụ Kế Toán Thuế Tại Hà Nội

  • Tư vấn chính xác, kịp thời cập nhật các thông tư, nghị định mới về thuế.
  • Xử lý số liệu kế toán kịp thời, chính xác, đảm bảo lợi ích cao nhất cho doanh nghiệp.
  • Chi phí thấp: Tùy thuộc vào quy mô và ngành nghề kinh doanh.
  • Không phát sinh các khoản chi phí BHXH, BHYT, khen thưởng và trợ cấp cho người lao động do chi phí nêu trên là trọn gói.
  • Không phát sinh các khoản chi phí ban đầu như: phần mềm kế toán, bàn ghế cho kế toán viên, máy in, máy vi tính, văn phòng phẩm, điện, nước, chi phí đi lại,… có liên quan như sử dụng kế toán viên.
  • Không phát sinh chi phí tuyển dụng và đào tạo đối với kế toán viên.
  • Làm việc trên phần mềm kế toán chuyên nghiệp, cách thức ghi chép sổ sách được thống nhất ngay từ đầu giúp sổ sách suôn sẻ, gọn gàng và dễ theo dõi.
  • Luôn cập nhật kịp thời về luật và chế độ kế toán hiện hành mang lại lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp. (Đặc biệt, chúng tôi phục vụ hàng trăm doanh nghiệp nên có nhiều kinh nghiệm thực tế).

Trên đây là bài viết tư vấn về dịch vụ kế toán thuế tại Hà Nội của Luật Trần và Liên danh. Nếu có thắc mắc hãy gọi cho chúng tôi để được tư vấn miễn phí.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139