Crypto là gì? Tiền điện tử crypto có được coi là phương tiện thanh toán hợp pháp tại Việt Nam không?
Crypto là gì?
Tiền điện tử, thường được gọi tắt là “crypto,” là một dạng của tiền tệ số hoặc tiền điện tử được sử dụng để giao dịch giá trị trực tuyến.
Crypto được tạo ra và phát hành bởi các dự án blockchain, sử dụng công nghệ mã hóa để đảm bảo tính bảo mật và quản lý giao dịch.
Crypto là một loại tài sản kỹ thuật số mới, có tiềm năng phát triển lớn. Tuy nhiên, người dùng cần tìm hiểu kỹ về crypto trước khi tham gia đầu tư hoặc sử dụng.
Crypto có thể được sử dụng để mua hàng hóa và dịch vụ, hoặc có thể được đầu tư để kiếm lợi nhuận.
Crypto có một số ưu điểm so với các loại tiền tệ truyền thống như tính bảo mật cao, giao dịch crypto được bảo vệ bằng công nghệ mã hóa, giúp ngăn chặn gian lận và giả mạo.
Ngoài ra, mọi giao dịch crypto đều được ghi lại trên blockchain, giúp người dùng dễ dàng truy cập, kiểm tra và minh bạch. Crypto chịu sự chi phối của một máy chủ trung tâm nào, giúp người dùng có quyền kiểm soát tài sản của mình.
Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm thì crypto cũng có một số nhược điểm như biến động cao. Giao dịch crypto có thể phức tạp và tốn thời gian, đòi hỏi người dùng phải có kiến thức về công nghệ. Crypto là một loại tài sản mới, chưa được kiểm soát chặt chẽ, khiến người dùng có thể gặp rủi ro khi đầu tư.
Hiện nay có những loại crypto nào?
Hiện nay, có khoảng hơn 20.000 loại crypto khác nhau trên thị trường. Tuy nhiên, chỉ có một số loại crypto được coi là phổ biến và có giá trị cao. Các loại crypto phổ biến nhất hiện nay bao gồm:
– Bitcoin (BTC): Bitcoin là loại crypto đầu tiên được tạo ra và là loại crypto phổ biến nhất hiện nay. Bitcoin được sử dụng để mua hàng hóa và dịch vụ, hoặc có thể được đầu tư để kiếm lợi nhuận.
– Ethereum (ETH): Ethereum là một loại altcoin được phát triển dựa trên nền tảng công nghệ smart contract. Ethereum cho phép người dùng tạo ra các ứng dụng phi tập trung (dApp) chẳng hạn như các sàn giao dịch tiền điện tử, các trò chơi trực tuyến và các ứng dụng tài chính mà không cần sự cho phép của bất kỳ bên thứ ba nào.
– Litecoin (LTC): Litecoin là một loại altcoin tương tự như Bitcoin, nhưng có tốc độ giao dịch nhanh hơn.
– Binance Coin (BNB): Binance Coin là loại crypto được phát hành bởi sàn giao dịch tiền điện tử Binance. BNB có thể được sử dụng để giảm phí giao dịch trên sàn Binance, hoặc có thể được đầu tư để kiếm lợi nhuận.
…
Tiền điện tử crypto có được coi là phương tiện thanh toán hợp pháp tại Việt Nam không?
Tại điểm a khoản 2 Điều 6 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010 có quy định về ngoại hối như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
…
Ngoại hối bao gồm:
a) Đồng tiền của quốc gia khác hoặc đồng tiền chung châu Âu và đồng tiền chung khác được sử dụng trong thanh toán quốc tế và khu vực (sau đây gọi là ngoại tệ);
…
Tại Điều 16 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010 có quy định về đơn vị tiền như sau:
Đơn vị tiền
Đơn vị tiền của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là “Đồng”, ký hiệu quốc gia là “đ”, ký hiệu quốc tế là “VND”, một đồng bằng mười hào, một hào bằng mười xu.
Tại Điều 17 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010 có quy định về phát hành tiền giấy, tiền kim loại như sau:
Phát hành tiền giấy, tiền kim loại
Ngân hàng Nhà nước là cơ quan duy nhất phát hành tiền giấy, tiền kim loại của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Tiền giấy, tiền kim loại do Ngân hàng Nhà nước phát hành là phương tiện thanh toán hợp pháp trên lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Ngân hàng Nhà nước bảo đảm cung ứng đủ số lượng và cơ cấu tiền giấy, tiền kim loại cho nền kinh tế.
Tiền giấy, tiền kim loại phát hành vào lưu thông là tài sản “Nợ” đối với nền kinh tế và được cân đối bằng tài sản “Có” của Ngân hàng Nhà nước.
Tại khoản 6, khoản 7 Điều 4 Nghị định 101/2012/NĐ-CP, được bổ sung bởi khoản 1 Điều 1 Nghị định 80/2016/NĐ-CP quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
…
Phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt sử dụng trong giao dịch thanh toán (sau đây gọi là phương tiện thanh toán), bao gồm: Séc, lệnh chi, ủy nhiệm chi, nhờ thu, ủy nhiệm thu, thẻ ngân hàng và các phương tiện thanh toán khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
Phương tiện thanh toán không hợp pháp là các phương tiện thanh toán không thuộc quy định tại Khoản 6 Điều này.
…
Như vậy, đồng tiền được coi là phương tiện thanh toán hợp pháp tại Việt Nam bao gồm:
– Tiền giấy, tiền kim loại do Ngân hàng Nhà nước phát hành;
– Séc, lệnh chi, ủy nhiệm chi, nhờ thu, ủy nhiệm thu, thẻ ngân hàng và các phương tiện thanh toán khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước;
– Đồng tiền của quốc gia khác hoặc đồng tiền chung châu Âu và đồng tiền chung khác được sử dụng trong thanh toán quốc tế và khu vực.
Do đó, tiền điện tử Crypto không thuộc các đồng tiền trên và không được coi là phương tiện thanh toán hợp pháp tại Việt Nam. Các hoạt động thanh toán bằng tiền điện tử crypto tại Việt Nam là vi phạm pháp luật. Các tổ chức, cá nhân thực hiện các hoạt động này có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
Đặc điểm của Crypto
Vậy đặc điểm cơ bản của Crypto là gì? Cùng điểm qua các đặc điểm chính sau đây:
Tính phi tập trung
Crypto là tiền được mã hóa, nó không hoạt động như tiền pháp định thông thường và hoàn toàn không chịu sự chi phối của một máy chủ trung tâm. Thay vào đó, Crypto được phân phối trên mạng lưới với sự tham gia của rất nhiều người dùng ngang hàng. Hệ thống này được gọi là mạng lưới phi tập trung.
Dạng tiền được số hóa
Crypto là loại tài sản được số hóa, chỉ được giao dịch giữa các người dùng với nhau trên mạng lưới Internet. Người dùng hay các nhà đầu tư không thể trực tiếp cầm nắm như tiền pháp định thông thường. Các vật phẩm được giao dịch trên nền tảng Blockchain này cũng hoàn toàn được số hóa tương tự như Crypto.
Tính chất ngang hàng, không phụ thuộc
Các nhà đầu tư được trực tiếp giao dịch với nhau trên trực tuyến thông qua các máy tính ngang hàng và không cần phụ thuộc vào bên thứ ba. Nhờ đó tốc độ xử lý thông tin diễn ra nhanh chóng và đồng thời không bị đánh phí cho mỗi giao dịch.
Tính ẩn danh
Khi người dùng giao dịch Crypto trên nền tảng Blockchain thì không cần cung cấp thông tin cá nhân. Ngoài ra các giao dịch cũng không chịu sự kiểm soát hay quản lý của bất kỳ tổ chức nào.
Do vậy khó có thể xác nhận được danh tính của những người giao dịch Crypto. Chính vì vậy, người dùng cần phải hết sức lưu ý, nếu giao dịch của bạn có vấn đề thì cũng không thể hoàn lại được.
Tính toàn cầu
Bởi tính chất không phụ thuộc cho nên loại tiền mã hóa này không bị kiểm soát bởi bất kỳ quốc gia nào. Bởi vậy, Crypto được giao dịch mọi nơi trên toàn thế giới (Global). Và cũng chính vì thế, Crypto được xem là loại tiền tệ có tính phi quốc gia.
Ưu điểm và nhược điểm của Crypto
Trước khi trả lời các câu hỏi thường gặp cho người mới, chúng ta cần biết thêm những ưu điểm và hạn chế của Crypto là gì để cân nhắc xem có nên đầu tư vào thị trường này không.
Ưu điểm của Crypto
Như đã phân tích ở trên, Crypto không chịu sự quản lý bởi một tổ chức nào cả. Các giao dịch Crypto được tiến hành bởi các máy tính ngang hàng (peer-to-peer), không cần rà soát giao dịch bởi trung gian. Do vậy, ưu điểm là các nhà đầu tư sẽ tránh được sự chi phối hoặc kiểm soát trong các giao dịch.
Đồng thời, phí giao dịch thấp và thời gian xử nhanh chóng. Chi phí giao dịch đối với tiền mã hóa gần như bằng 0. Tốc độ xử lý các giao dịch hoành thành trong khoảng từ 02 – 10 phút.
Các đồng tiền Crypto không bị lạm phát và làm giả. Khi phát hành các đồng tiền, các tổ chức đều đưa ra một số lượng hữu hạn các đồng và không thể gia tăng thêm. Ví dụ điển hình là khi phát hành đồng BTC chỉ có giới hạn 21 triệu coin.
Chính vì vậy, Crypto sẽ không bị lạm phát như tiền pháp định. Thêm vào đó, Crypto được phát hành dựa vào nền tảng Blockchain. Chính vì thế mỗi đồng tiền đều có một mã riêng biệt và không thể làm giả được.
Hạn chế của Crypto
Khác với chứng khoán hay các hình thức đầu tư khác, biến động giá mạnh ở Crypto gây rủi ro cho các nhà đầu tư. Đây cũng chính là nhược điểm lớn nhất của Crypto mà người dùng cần phải biết.
Ví dụ cụ thể nhất ở đồng Bitcoin với mức giá cao nhất khoảng 69.000 USD vào tháng 11/2021. Tuy nhiên, mức giá đã không ngừng giảm xuống một cách nhanh chóng và chỉ còn khoảng 18.000 USD vào tháng 6/2022.
Crypto được coi là tiền điện tử được giao dịch trên toàn thế giới, tuy nhiên nó vẫn chưa được công nhận rộng rãi.
Hiện nay, do tính chất giao dịch của tiền điện tử vẫn còn nhiều tranh luận trái chiều, Crypto vẫn còn đưa được công nhận ở nhiều quốc gia và khu vực. Điều này sẽ tạo khó khăn cho việc giao dịch giữa các quốc gia và làm giảm tính thanh khoản cho các nhà đầu tư.
Công nghệ càng hiện đại, càng là thách thức đối với nhiều người mới ít sự hiểu biết về nền tảng này. Việc khai thác, quản lý và đầu tư sinh lợi nhuận từ tiền mã hóa đòi hỏi cần có sự hiểu biết sâu rộng về nền tảng Blockchain.
Đây là một thách thức to lớn đối với các nhà đầu tư truyền thống khi chuyển sang lĩnh vực mới mẻ và màu mỡ này. Nên biết rằng, càng dễ dàng đầu tư, càng nhiều lợi nhuận thì sẽ có rất nhiều rủi ro.
Các câu hỏi thường gặp của một Crypto newbie
Thực tế thị trường Crypto là thị trường mới và tương đối sôi nổi, điều này khiến nhiều người mới tò mò và băn khoăn liệu có nên tham gia vào thị trường này không? Bên cạnh Crypto là gì thì cùng giải đáp các câu hỏi thường gặp nhất sau đây:
Đầu tư Crypto phải là một dạng lừa đảo?
Khi nhắc tới tiền ảo – Crypto, một cái tên được nhiều người đặt cho, đa phần người dùng sẽ nghĩ ngay đến các dự án lừa đảo, đầu tư siêu lợi nhuận trong thời gian ngắn.
Tuy nhiên, như bài viết đã phân tích ở trên, đầu tư vào thị trường Crypto đòi hỏi người dùng phải có sự hiểu biết và am hiểu kiến thức sâu rộng về thị trường này.
Tuy thị trường này tiềm ẩn khá nhiều rủi ro, nhưng không phải dự án nào cũng lừa đảo. Hầu hết các vụ lừa đảo đều do người tham gia thiếu hiểu biết và ham lợi nhuận cao trong thời gian ngắn. Vì thế, nếu bạn trang bị kiến thức đầy đủ và kiếm được tiền từ thị trường mới mẻ này thì tại sao lại không thử chứ?
Crypto được giao dịch ở những sàn nào?
Hiện tại sàn giao dịch Crypto được chia làm 02 nhóm là sàn giao dịch tập trung và phi tập trung.
– CEX – sàn giao dịch tập trung: Là sàn giao dịch có bên thứ ba (trung gian) đóng vai trò kiểm soát và trung gian cho các hoạt động giao dịch Crypto của người dùng.
Để tham gia vào các sàn này, người dùng phải KYC (Know your customer) để chứng minh thông tin cá nhân và tạo tài khoản có ID, password riêng để đăng nhập.
Một số sàn giao dịch tập trung nổi tiếng trên thế giới như: Binance, Coinbase, Kucoin… Đây là các sàn giao dịch uy tín và minh bạch, có độ thanh khoản cao cho các nhà đầu tư.
Trên đây là tất cả thông tin được cung cấp bởi công ty luật Trần và Liên Danh về câu hỏi crypto là gì. Nếu quý vị có bất kỳ câu hỏi nào hoặc cần hỗ trợ về các vấn đề pháp lý khác, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua số hotline. Chúng tôi sẽ nhanh chóng hỗ trợ và trả lời mọi thắc mắc của quý vị.