Những năm gần đây, thực phẩm hữu cơ – Organic là sản phẩm luôn được người tiêu dùng quan tâm hơn, số lượng người sử dụng các sản phẩm hữu cơ ngày càng tăng. Thế nên, việc xem xét các chứng nhận hữu cơ cho sản phẩm luôn là tiêu chí giúp người dùng lựa chọn sản phẩm an toàn trong vô vàn những sản phẩm trên thị trường hiện nay. Chứng nhận hữu cơ là gì? Lợi ích và điều kiện đạt chứng nhận? Cùng Luật Trần và Liên danh tìm hiểu về chứng nhận sản phẩm hữu cơ trong bài viết dưới đây.
Chứng nhận sản phẩm hữu cơ là gì?
Chứng nhận hữu cơ là một chứng nhận được cấp cho sản phẩm nhằm khẳng định sản phẩm đó là hữu cơ, tùy vào thành phần đạt được bao nhiêu lượng % là hữu cơ theo từng quy định sẽ có chứng nhận tương ứng.
Đây là chứng nhận nhằm kiểm chứng độ an toàn, độ sạch của thực phẩm, hay mỹ phẩm. Mỗi tiêu chuẩn chứng nhận hữu cơ (USDA, EU Organic,…) đều có yêu cầu riêng nghiêm ngặt từ giống, nước, vùng đệm, độ đa dạng sinh học, vật liệu hay đầu vào hữu cơ,…
Thực phẩm hữu cơ là gì?
– “Thực phẩm hữu cơ” là sản phẩm thực phẩm, nông sản trong quá trình trồng trọt, chăn nuôi hoàn toàn không sử dụng thuốc trừ sâu hóa học, phân bón hóa học (đối với sản phẩm trồng trọt) hoặc hoàn toàn không sử dụng thuốc kháng sinh, hooc môn, thức ăn công nghiệp (đối với sản phẩm chăn nuôi). Trồng trọt, chăn nuôi theo phương pháp hữu cơ dựa trên cơ sở giảm thiểu việc dùng đầu vào ở bên ngoài, chủ yếu lấy nguồn phân bón/thức ăn từ tự nhiên/nguồn hữu cơ, sử dụng các biện pháp phòng trừ sâu bệnh/dịch bệnh từ các chất có nguồn gốc thiên nhiên cũng như các biện pháp phòng trừ thân thiện với môi trường.
Tiêu chuẩn hữu cơ nào được thừa nhận tại Việt Nam?
Hiện nay ở Việt Nam, Bộ Khoa học và công nghệ đã ban hành và công bố Tiêu chuẩn thực phẩm hữu cơ quốc gia TCVN 11041:2015 “Hướng dẫn sản xuất, chế biến, ghi nhãn và tiếp thị thực phẩm được sản xuất theo phương pháp hữu cơ”. TCVN 11041:2015 được xây dựng trên cơ sở dịch chuyển đổi Tiêu chuẩn hữu cơ quốc tế Codex “CAC/GL 32-1999, Rev. 2013” sang tiếng Việt (Uỷ ban Tiêu chuẩn Thực phẩm Codex Quốc tế – CAC (Codex Alimentarius Commission) do Tổ chức Nông lương Thế giới (FAO) và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đồng sáng lập).
Phạm vi chứng nhận thực phẩm theo Tiêu chuẩn thực phẩm hữu cơ quốc gia TCVN 11041:2015 gồm:
– Rau hữu cơ các loại (rau ăn lá, rau ăn củ, rau gia vị, rau thơm, …)
– Trái cây (quả) hữu cơ các loại;
– Ngũ cốc hữu cơ (Lúa, ngô, khoai, sắn, đỗ, lạc, vừng, …..)
– Chè hữu cơ, trà hữu cơ các loại;
– Thảo dược hữu cơ các loại;
– Gia súc (Bò, ngựa, cừu, dê, lợn, …) và sản phẩm từ gia súc (sữa, …)
– Gia cầm hữu cơ và trứng gia cầm hữu cơ (gà, vịt, ngan, ngỗng, chim, …)
– Nuôi ong và các sản phẩm ong (mật ong, sữa ong chúa, …)
– Vận chuyển, bảo quản, sơ chế và chế biến thực phẩm hữu cơ.
Lợi ích của trang trại/doanh nghiệp khi đạt chứng nhận sản phẩm hữu cơ là gì?
Tuân thủ theo phương pháp canh tác hữu cơ được Quốc tế và Bộ Khoa học và Công nghệ thừa nhận
Nhiều trang trại/doanh nghiệp hiện nay đang trồng trọt, chăn nuôi, chế biến theo phương pháp hữu cơ. Tuy nhiên, hầu hết là theo kinh nghiệm và hiểu biết cá nhân. Khách hàng khi tuân thủ theo tiêu chuẩn hữu cơ, áo dụng theo phương pháp sản xuất hữu cơ của TCVN 11041:2017 sẽ có một chuẩn mực quốc tế được Bộ Khoa học và Công nghệ công nhận để áp dụng vào sản xuất thực phẩm hữu cơ.
Tạo ra thế mạnh cạnh tranh trên thị trường thực phẩm hữu cơ
Các sản phẩm hữu cơ khi được bán ra thị trường nếu được gắn nhãn Organic hoặc thực phẩm hữu cơ đây được xem là bằng chứng để chứng nhận sản phẩm của mình đạt chứng nhận hữu cơ. Sẽ tạo ra một thương hiệu sản phẩm hữu cơ và tạo ra thế cạnh tranh cũng như niềm tin của người tiêu dùng và đối tác.
Tạo ra cơ hội xuất khẩu thực phẩm hữu cơ
Thực phẩm được chứng nhận hữu cơ sẽ có nhiều cơ hội thâm nhập vào các thị trường quốc tế lớn.
Làm thế nào để được chứng nhận sản phẩm hữu cơ ở Việt Nam?
chuẩn chứng nhận hữu cơ phổ biến trên thế giới và được mọi người biết đến rộng rãi tại Việt Nam là chứng nhận hữu cơ USDA của bộ nông nghiệp Hoa Kỳ, chứng nhận hữu cơ EU Organic Farming của liên minh châu Âu và chứng nhận hữu cơ JAS của Nhật.
Các tiêu chuẩn hữu cơ trên giống nhau gần như 95% về bộ tiêu chí kiểm định quy trình và độ khó. Vì tính nghiêm ngặt cao của các chứng nhận hữu cơ này nên nhiều nước trên thế giới đã dựa theo 3 bộ tiêu chuẩn này mà xây dựng các tiêu chuẩn phù hợp với nhu cầu của quốc gia mình. Các nhà nông nghiệp Việt Nam cần chú ý đến điểm này để hiểu thêm khi muốn đạt được chứng nhận hữu cơ ở Việt Nam.
Theo các quy định, định nghĩa của Bộ nông nghiệp Hoa Kỳ (chứng nhận hữu cơ USDA), “tiêu chuẩn hữu cơ – organic” là từ được ghi trên nhãn những sản phẩm được sản xuất theo phương pháp và tiêu chuẩn nông nghiệp hữu cơ được chấp thuận. Các tiêu chuẩn hữu cơ này phải đạt những yêu cầu cụ thể được kiểm định bởi một đơn vị trung gian được chỉ định bởi Bộ nông nghiệp Hoa Kỳ trước khi sản phẩm có thể dán nhãn USDA Organic (đạt chuẩn hữu cơ Hoa Kỳ). Bộ tiêu chuẩn hữu cơ cũng quy định rõ chất liệu của các loại nông cụ được cho phép trong sản xuất hữu cơ. Nhìn chung, sản xuất hữu cơ phải thể hiện rằng nó đang bảo vệ hệ sinh thái, tài nguyên thiên nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học, và chỉ sử dụng các chất hữu cơ đã được phê duyệt. Đây là cũng là một trong những nguyên nhân khiến các nhà sản xuất muốn canh tác theo hướng hữu cơ và làm chứng nhận hữu cơ ở Việt Nam.
Nguyên tắc chung của sản xuất theo nông nghiệp hữu cơ là phải có đầu vào sạch gồm đất, nước, không khí, các loại con/cây giống phải thuần không được sử dụng giống biến đổi gen (GMO), các chất sử dụng trong sản xuất phải hoàn toàn hữu cơ và được cho phép (nghĩa là phân bón và thuốc trừ sâu phải là chế phẩm sinh học hữu cơ), cuối cùng là sản phẩm phải đạt tiêu chuẩn về dinh dưỡng. Các loại hóa chất độc hại đều bị cấm trong canh tác hữu cơ.
Theo tiêu chí của chứng nhận hữu cơ USDA, hàm lượng các loại độc tố và kim loại nặng trong đất, nước phải ở mức cực nhỏ từ vài đơn vị đến dưới 100 ppm tùy loại theo danh mục quy định. Với những tỉ lệ nhỏ như vậy, hàm lượng các loại chất độc này gần như không đáng kể trong sản xuất hữu cơ.
Chương trình hữu cơ quốc gia NOP đang phát triển các quy tắc và những quy định về sản xuất, xử lý, ghi nhãn, quản lý các sản phẩm theo chứng nhận hữu cơ của USDA. Vì vậy đối với những ai muốn đạt chứng nhận hữu cơ ở Việt Nam thành công cần đặc biệt chú ý đến những điều này. Theo đó, những nguyên tắc của nông nghiệp hữu cơ này rất quan trọng, cần thiết và có ảnh hưởng nhiều đối với các nhà nông khi làm chứng nhận hữu cơ ở Việt Nam.
Chứng nhận sản phẩm hữu cơ ở Việt Nam – quy trình còn nhiều khó khăn, phức tạp và đòi hỏi chi phí cao
Dựa theo thủ tục đăng kí chứng nhận hữu cơ USDA, để được chứng nhận hữu cơ ở Việt Nam cần nhiều quy trình:
Đầu tiên, nhà sản xuất để đăng ký chứng nhận hữu cơ ở Việt Nam, bạn phải tải về bộ tiêu chuẩn hữu cơ và danh mục kiểm tra dưới đây từ các cơ sở dữ liệu của Bộ Nông Nghiệp Hoa Kỳ cho đến từng nhóm sản phẩm như rau củ quả, hoa, gia súc gia cầm…
Sau đó, chọn một đơn vị trung gian được cấp phép bởi Bộ nông nghiệp Hoa Kỳ để được tư vấn, đăng ký kiểm định chất lượng nông trại và nông sản để được cấp chứng nhận hữu cơ ở Việt Nam. Thời hạn thường là một năm, hết hạn bạn phải xin kiểm định lại.
Ở Việt Nam, hiện tại đã có tổ chức Control Union – trụ sở chính tại Hà Lan, Tổ chức BioAgriCert – trụ sở chính tại Ý và Tổ chức EcoCert S.A. có trụ sở chính tại Pháp đã được bộ nông nghiệp Hoa Kỳ cho phép, chỉ định là đơn vị trung gian được kiểm định và cấp chứng nhận hữu cơ ở Việt Nam theo tiêu chuẩnUSDA, EU… Điều này cũng góp phần không nhỏ vào việc giúp cho quá trình cấp chứng nhận hữu cơ ở Việt Nam được rút ngắn hơn.
Sau khi đã tìm hiểu kĩ và hoàn thành những bước trên, bước thứ 3 là tiến hành lấy mẫu đất, mẫu nước ngẫu nhiên trong nông trại (số lượng mẫu phải theo quy định và bao quát toàn nông trại) dưới sự giám sát của đơn vị trung gian và gửi sang các phòng lab có kĩ thuật và máy móc đủ khả năng phân tích thành phần chi tiết ở Hoa Kỳ, Châu Âu, hoặc Nhật để kết luận thêm về nồng độ các chất độc hại (bao gồm cả kim loại nặng) và các tỉ lệ chất dinh dưỡng trong đất có đạt yêu cầu để được sản xuất hữu cơ hay không. Chính công đoạn này mà nhiều người đánh giá để được chứng nhận hữu cơ ở Việt Nam tương đối phức tạp và mất khá nhiều chi phí.
Hiện nay, các phòng lab của Việt Nam thật sự chưa đủ trình độ và cũng không có nhiều máy móc để phân tích được thành phần chi tiết của đất và nông sản. Như vậy, đây là một trong số những điều gây trở ngại đối với quy trình cấp chứng nhận hữu cơ ở Việt Nam.
Sau khi thu hoạch, các nhà sản xuất cũng phải lấy mẫu nông sản để gửi sang kiểm định các thành phần độc tố và các thành phần dinh dưỡng xem có đạt đúng tiêu chuẩn hay không. Như vậy, có thể thấy rằng, khi làm các chứng nhận hữu cơ ở Việt Nam bạn cũng cần tuân thủ đúng tiêu chí quan trọng của các tiêu chuẩn của thế giới.
Khắc phục những điểm chưa đạt yêu cầu theo tư vấn của đơn vị trung gian và phải báo cáo sau khi hoàn thành để đơn vị này có thể tới nghiệm thu – lấy các mẫu xét nghiệm lại yếu tố chưa đạt. Điều này cho thấy thêm rằng, chứng nhận hữu cơ ở Việt Nam luôn nghiêm ngặt các tiêu chuẩn.
Khi nhà sản xuất đáp ứng toàn bộ những yêu cầu của bộ quy chuẩn chứng nhận hữu cơ ví dụ như chứng nhận hữu cơ USDA ) thì sẽ được đơn vị trung gian cấp chứng nhận hữu cơ tiêu chuẩn USDA cho nông sản đã đăng ký, có thời hạn một năm. Khi đó, nhà sản xuất mới có thể được sử dụng logo chứng nhận hữu cơ USDA trên nhãn sản phẩm và phải ghi rõ số chứng nhận do đơn vị trung gian cấp (ngoài ra, còn phải ghi rõ thời gian hiệu lực của chứng nhận này).
Chứng nhận sản phẩm hữu cơ ở Việt Nam – cần nhiều giải pháp thiết thực hơn
Về cơ bản, đất sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam đã bị nhiễm độc cực nặng do nông dân dùng phân bón hóa học và thuốc trừ sâu một cách bừa bãi trong thời gian dài. Nguồn nước và không khí ở nhiều nơi tại Việt Nam cũng bị ô nhiễm trầm trọng, một số nơi không đủ tiêu chuẩn sản xuất hữu cơ nếu không được lọc lại.
Do vậy, nếu một nhà vườn muốn sản xuất hữu cơ và làm chứng nhận hữu cơ ở Việt Nam phải bỏ chi phí cải tạo đất hết sức tốn kém, quá trình này thường mất từ 3-5 năm. Bên cạnh đó, có một giải pháp khác đó là lấy đất rừng và đổi sang đất nông nghiệp, cách này sẽ tốn ít chi phí cải tạo đất. Tuy nhiên, sự tốn kém chi phí làm hạ tầng nông nghiệp nhiều hơn và gây ảnh hưởng đến hệ sinh thái rừng là điều không thể tránh khỏi.
Hiện tại, quá trình để được cấp chứng nhận hữu cơ ở Việt Nam rất tốn kém và mất nhiều thời gian, công sức để đáp ứng được tất cả các yêu cầu của bộ quy chuẩn hữu cơ quốc tế . Vì vậy cần thêm nhiều chính sách hơn nữa từ nhà nước và sự nổ lực, giúp đỡ của cộng đồng và người tiêu dùng để những quy trình cấp chứng nhận hữu cơ ở Việt Nam sẽ được giải quyết nhanh gọn, mang lại những hiệu quả tích cực đối với bà con nông dân. Hơn nữa, ủng hộ chứng nhận hữu cơ ở Việt Nam còn góp phần thúc đẩy nền nông nghiệp Việt Nam phát triển với nền nông nghiệp hữu cơ – nền nông nghiệp bền vững.
Trên đây là bài viết về chứng nhận sản phẩm hữu cơ của Luật Trần và Liên danh. Nếu có thắc mắc hãy gọi cho chúng tôi theo số Hotline: 0969 078 234 để được tư vấn miễn phí.