Là một cấp trong hệ thống hành chính quốc gia, khu tự trị đã góp phần quan trọng vào thẳng lợi của sự nghiệp cách mạng nước ta. Trước bối cảnh vá yêu cầu lịch sử mới, ngày 27 tháng 12 năm 815, Quốc hội đã ra nghị quyết về việc cải tiến hệ thống các đơn vị hành chính. Theo đó, Quốc hội quyết định bãi bỏ cấp khu tự trị trong hệ thống các đón vị hành chính của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Vậy khu tự trị là gì?
Khu tự trị là gì ?
Khu tự trị là khu vực địa giới nằm trong lãnh thổ toàn vẹn của một quốc gia, chịu sự lãnh đạo thống nhất của Nhà nước trung ương và được Nhà nước trung ương giao cho một số quyền hạn phù hợp với đặc điểm của vùng dân tộc.
Khu tự trị thường được thành lập ở các vùng có đông đồng bào dân tộc ít người và hoạt động với mục đích phát huy bản sắc và sức mạnh của các dân tộc trong cộng đồng quốc gia gồm nhiều dân tộc.
Phạm vi các quyền tự trị rộng hẹp khác nhau tùy theo điều kiện đặc thù và hoàn cảnh cụ thể của mỗi quốc gia. Thông thường, khu tự trị thường có các quyền như quyền lập ra Các cơ quan quản nhà nước ở địa phương, quyền được lập ngân sách riêng, quyền lập quy, quyền được dùng tiếng mẹ gạ và chữ viết của dân tộc trong trường học, công Sở, Khu tự trị không được quyền lập quân đội riêng và cơ quan ngoại giao độc lập với quốc gia. Nhà nước trung ương không cần thiết duy trì khu tự trị khi trình độ mọi mặt của các dân tộc trong khu tự trị đã phát triển tương xứng so với các dân tộc đa số.
Khu tự trị ở Việt Nam
Ở Việt Nam, khu tự trị được lập và duy trì trong một thời gian tương đối dài. Theo quy định của Hiến pháp năm 1959, khu tự trị là một đơn vị hành chính tương đương tỉnh, thành phố trực thuộc trung Ương, nước ta thời điểm đó được chia thành tỉnh, khu tự trị thành phố trực thuộc trung ương (Điều 78), hại đồng nhân dân khu tự trị – cơ quan quyền lực nhà nước của khu tự trị, với nhiệm kỳ là ba năm. Hội đồng nhân dân khu tự trị có nhiệm vụ và quyền hạn: bảo đảm sự tôn trọng và chấp hành pháp luật của cơ quan nhà nước ở địa phương; bảo đảm quyền bình đẳng giữa các dân tộc; tăng cường sự đoàn kết giữa các dân tộc; căn cứ vào đặc điểm của Nhà nước và đặc điểm tình hình trong khu tự trị, quyết định phương hướng và nhiệm vụ phát triển kinh tế trong khu tự trị; xét duyệt dự trù và quyết toán chỉ tiêu của cấp khu; căn cứ vào đặc điểm của Nhà nước và chiếu theo những đặc điểm về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của các dân tộc ở địa phương, đặt ra điều lệ tự trị và những điều lệ về những vấn đề riêng biệt để thi hành ở các địa phương sau khi đã được Uỷ ban thường vụ Quốc hội phê chuẩn. Uỷ ban hành chính các cấp trong khu tự trị có trách nhiệm lãnh đạo các tỉnh trong khu tự trị thực hiện chính sách dân tộc, phát huy khả năng của các dân tộc nhằm làm cho khu tự trị phát triển về mọi mặt; quản lý công tác văn hóa dân tộc; đào tạo cán bộ các dân tộc; chấp hành điều lệ tự trị và những điều lệ về những vấn đề riêng biệt của khu tự trị…
Là một cấp trong hệ thống hành chính quốc gia, khu tự trị đã góp phần quan trọng vào thẳng lợi của sự nghiệp cách mạng nước ta. Trước bối cảnh vá yêu cầu lịch sử mới, ngày 27 tháng 12 năm 815, Quốc hội đã ra nghị quyết về việc cải tiến hệ thống các đơn vị hành chính. Theo đó, Quốc hội quyết định bãi bỏ cấp khu tự trị trong hệ thống các đón vị hành chính của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.
Đặc điểm của khu tự trị
– Đơn vị hành chính ở một số nước, lập ra để bảo đảm quyền tự trị của các dân tộc thiểu số sống tập trung ở một khu vực, dưới sự lãnh đạo thống nhất của chính quyền trung ương.
– Khu vực địa giới nằm trong lãnh thổ toàn vẹn của một quốc gia
– Được nhà nước trung ương giao cho một số quyền như quyền lập ra các cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương, quyền được lập ngân sách riêng, quyền lập quy, quyền được dùng tiếng mẹ đẻ và chữ viết riêng của dân tộc trong các trường học, công sở hành chính, tư pháp, vv.
– Phạm vi các quyền tự trị rộng hẹp khác nhau tùy theo hoàn cảnh lịch sử của mỗi nước.
– Các khu tự trị không được quyền có quân đội riêng và cơ quan đối ngoại độc lập với quốc gia.
– Khu tự trị được thành lập ở các vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số và hoạt động với mục đích phát huy bản sắc và sức mạnh tối đa của các dân tộc trong cộng đồng quốc gia gồm nhiều dân tộc.
– Khu tự trị không còn cần thiết duy trì khi trình độ các mặt của các dân tộc trong khu tự trị đã không còn sự chênh lệch so với các dân tộc đa số.
Nhiệm vụ và quyền hạn của hội đồng nhân dân khu tự trị
Hội đồng nhân dân khu tự trị có những nhiệm vụ và quyền hạn như sau:
– Bảo đảm sự tôn trọng và chấp hành pháp luật của cơ quan nhà nước ở địa phương; Bảo đảm quyền bình đẳng giữa các dân tộc;
– Tăng cường sự đoàn kết giữa các dân tộc; căn cứ vào đặc điểm của Nhà nước và đặc điểm tình hình trong khu tự trị, quyết định phương hướng và nhiệm vụ phát triển kinh tế trong khu tự trị;
– Xét duyệt dự trù và quyết toán chỉ tiêu của cấp khu;
– Căn cứ vào đặc điểm của Nhà nước và chiếu theo những đặc điểm về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của các dân tộc ở địa phương, đặt ra điều lệ tự trị và những điều lệ về những vấn đề riêng biệt để thi hành ở các địa phương sau khi đã được Uỷ ban thường vụ Quốc hội phê chuẩn. Uỷ ban hành chính các cấp trong khu tự trị có trách nhiệm lãnh đạo các tỉnh trong khu tự trị thực hiện chính sách dân tộc, phát huy khả năng của các dân tộc nhằm làm cho khu tự trị phát triển về mọi mặt;
– Quản lý công tác văn hóa dân tộc; đào tạo cán bộ các dân tộc; chấp hành điều lệ tự trị và những điều lệ về những vấn đề riêng biệt của khu tự trị…
Tổ chức chính quyền khu tự trị như thế nào?
Điều 4: Hệ thống tổ chức chính quyền Khu tự trị Thái Mèo có 3 cấp: Khu, Châu và Xã (bỏ cấp tỉnh). Xã là đơn vị hành chính thấp nhất.
Điều 5: Chính quyền Khu tự trị tổ chức theo chế độ dân chủ tập trung.
Điều 6: Bộ máy chính quyền Khu tự trị gồm: Hội đồng nhân dân và Uỷ ban hành chính. Tuỳ theo sự cần thiết sẽ tổ chức các ngành chuyên môn giúp việc. Thành phần Hội đồng nhân dân phải có đủ đại biểu các dân tộc; cần chiếu cố đến các dân tộc ít người khi bầu cử Uỷ ban hành chính.
Điều 7: Trong khu tự trị Thái Mèo, nơi nào có một dân tộc thiểu số khác ở tập trung sẽ thành lập vùng tự trị của dân tộc đó. Chính quyền vùng tự trị này sẽ trực tiếp với cấp khu hay là cấp châu, tuỳ theo vùng đó to hay nhỏ.
Điều 8: Trong Khu tự trị, những nơi có người Kinh ở tập trung, thì không lập vùng tự trị, mà tổ chức chính quyền theo chế độ chung trong toàn quốc. Nếu là thị trấn và xã thì chính quyền ấy do cấp châu chỉ đạo. Nếu là bản thì thuộc chính quyền xã.
Văn hóa khu tự trị
Điều 13: Mỗi dân tộc trong khu tự trị có quyền tự do tín ngưỡng và có quyền giữ gìn hoặc cải thiện phong tục, tập quán của mình. Những cải thiện về phong tục, tập quán ở một dân tộc nào, đều phải căn cứ vào ý nguyện của đại đa số nhân dân dân tộc đó và ý kiến của những người có uy tín trong nhân dân. Tuyệt đối không được mệnh lệnh cưỡng ép.
Điều 14: Chữ Thái và chữ quốc ngữ đều dùng trong công việc hành chính, tuyên truyền, giáo dục (trường hợp nào chữ Thái tiện thì dùng chữ Thái; trường hợp nào dùng chữ quốc ngữ tiện thì dùng chữ quốc ngữ). Đối với các dân tộc không có chữ riêng, sẽ nghiên cứu cách phiên âm tiếng nói của các dân tộc đó.
Các dân tộc đều có quyền dùng tiếng nói và chữ viết của dân tộc mình trong mọi việc.
Điều 15: Chính quyền Khu tự trị có quyền lập trường học, mở nhà thương, và tổ chức những cơ quan văn hoá, xã hội, v.v… của các dân tộc trong khu tự trị.
Kinh tế tài chính khu tự trị
Điều 16: Dưới chế độ tài chính thống nhất của nước nhà, chính quyền khu tự trị được quyền quản lý nền tài chính trong khu tự trị, tức là tự quản lý thu, chi trong khu tự trị. Khu tự trị sẽ trích một phần trong số thu của mình để đóng góp vào ngân sách toàn quốc; lúc cần thiết Chính phủ Trung ương sẽ trích một phần trong ngân sách toàn quốc để trợ cấp cho Khu tự trị. Ngân sách hàng năm của Khu tự trị do Chính phủ Trung ương duyệt y.
Điều 17: Dưới chế độ kinh tế và theo kế hoạch xây dựng kinh tế chung của nước nhà, khu tự trị sẽ có kế hoạch kinh tế riêng để phát triển nền kinh tế của khu, hợp với hoàn cảnh và điều kiện riêng của Khu tự trị.
Nguyên tắc lãnh đạo của chính phủ trung ương đối với khu tự trị
Điều 18: Các ngành ở Trung ương phải tôn trọng quyền lợi tự trị của Khu tự trị Thái Mèo và giúp đỡ thực hiện những quyền lợi tự trị đó.
Điều 19: Các ngành ở Trung ương phải chú ý đến những đặc điểm và tình hình cụ thể của Khu tự trị để đề ra chủ trương công tác vừa phù hợp với đường lối chính sách chung của Chính phủ, vừa thích hợp với đặc điểm và tình hình riêng của Khu tự trị.
Điều 20: Các ngành ở Trung ương phải giúp đỡ chính quyền Khu tự trị phát triển mọi mặt chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội; giúp đỡ trong việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ địa phương.
Điều 21: Chính phủ Trung ương phải giáo dục và giúp đỡ nhân dân các dân tộc xây dựng quan điểm bình đẳng, đoàn kết giúp đỡ lẵn nhau giữa các dân tộc, tẩy trừ tư tưởng dân tộc lớn và tư tưởng dân tộc hẹp hòi.
Khu tự trị thường được thành lập ở các vùng có đông đồng bào dân tộc ít người và hoạt động với mục đích phát huy bản sắc và sức mạnh của các dân tộc trong cộng đồng quốc gia gồm nhiều dân tộc. Phạm vi các quyền tự trị rộng hẹp khác nhau tùy theo điều kiện đặc thù và hoàn cảnh cụ thể của mỗi quốc gia.
Thông thường, khu tự trị thường có các quyền như quyền lập ra Các cơ quan quản nhà nước ở địa phương, quyền được lập ngân sách riêng, quyền lập quy, quyền được dùng tiếng mẹ gạ và chữ viết của dân tộc trong trường học, công Sở, Khu tự trị không được quyền lập quân đội riêng và cơ quan ngoại giao độc lập với quốc gia. Nhà nước trung ương không cần thiết duy trì khu tự trị khi trình độ mọi mặt của các dân tộc trong khu tự trị đã phát triển tương xứng so với các dân tộc đa số.
Là một cấp trong hệ thống hành chính quốc gia, khu tự trị đã góp phần quan trọng vào thẳng lợi của sự nghiệp cách mạng nước ta. Trước bối cảnh vá yêu cầu lịch sử mới, ngày 27 tháng 12 năm 815, Quốc hội đã ra nghị quyết về việc cải tiến hệ thống các đơn vị hành chính. Theo đó, Quốc hội quyết định bãi bỏ cấp khu tự trị trong hệ thống các đón vị hành chính của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.
Trên đây là tất cả thông tin được cung cấp bởi công ty luật Trần và Liên Danh về câu hỏi khu tự trị là gì? Nếu quý vị có bất kỳ câu hỏi nào hoặc cần hỗ trợ về các vấn đề pháp lý khác, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua số hotline. Chúng tôi sẽ nhanh chóng hỗ trợ và trả lời mọi thắc mắc của quý vị.