Việt Nam trở thành thành viên chính thức của tổ chức Thương mại lớn nhất thế giới WTO. Vậy bạn có biết việt nam gia nhập wto vào năm nào? Hãy cùng Luật Trần và Liên Danh tìm hiểu nhé!
Tổ chức WTO là gì?
WTO là một tổ chức quốc tế, đặt trụ sở tại Thụy Sĩ và có tên đầy đủ là Tổ chức Thương mại thế giới (World Trade Organization). Tổ chức được thành lập và hoạt động từ 01/01/1995 với mục tiêu thiết lập và duy trì một nền thương mại hoàn toàn tự do, thuận lợi và minh bạch.
Tổ chức này kế thừa và phát triển các quy định và thực tiễn thực thi Hiệp định chung về Thương mại và Thuế quan – GATT 1947 (chỉ giới hạn ở thương mại hàng hoá). Và là kết quả trực tiếp của Vòng đàm phán Uruguay (bao trùm các lĩnh vực thương mại hàng hoá, dịch vụ, sở hữu trí tuệ và đầu tư).
Việt Nam gia nhập WTO năm nào?
Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại lớn nhất thế giới WTO vào ngày 11/01/2007. Theo đó, Việt Nam cũng chính thức phải thực hiện các cam kết đã đưa ra với WTO. Đây được xem là một bước khởi sắc quan trọng cho tình hình kinh tế Việt Nam.
Trước đó, Việt Nam đã kết thúc năm 2006 với thành công của việc đàm phán gia nhập WTO. Và để đạt thành quả ngày hôm nay, Việt Nam đã nỗ lực vượt bậc trong tiến trình hội nhập và thích nghi với nền kinh tế thị trường.
Sau khi chính thức vào WTO, Việt Nam cần nhiều cải cách mới hơn để theo kịp sự phát triển của nền kinh tế thị trường và thực hiện tốt những cam kết đã đưa ra với WTO.
Việt Nam là thành viên thứ bao nhiêu của WTO?
Vào lúc 17h ngày 7/11/2006, tại trụ sở WTO, ông Eirik Glenne – Chủ tịch Đại hội đồng WTO đã gõ búa chính thức xác nhận Việt Nam là thành viên thứ 150 của tổ chức này. Sau 11 năm ròng rã qua 15 vòng đàm phán, Việt Nam chính thức bước vào ngôi nhà chung của Tổ chức Thương mại thế giới.
Như vậy là Việt Nam hoàn tất quá trình gia nhập WTO vào ngày 07/11/2006 còn chính thức làm lễ gia nhập và tham gia các hoạt động của WTO vào ngày 11/01/2007.
Quá trình gia nhập tổ chức WTO của Việt Nam
Quá trình gia nhập tổ chức WTO của Việt Nam được tóm tắt như sau:
01/1995: Việt Nam nộp đơn xin gia nhập WTO. Ban Công tác xem xét việc gia nhập của Việt Nam với Chủ tịch là ông Eirik Glenne, Đại sứ Na Uy tại WTO
08/1996: Việt Nam nộp bị “Bị vong lục về chính sách thương mại“.
1996: Bắt đầu đàm phán Hiệp định thương mại song phương với Hoa Kỳ (BTA).
1998 – 2000: Tiến hành 4 phiên họp đa phương với Ban Công tác về Minh bạch hóa các chính sách thương mại vào tháng 7-1998, 12-1998, 7-1999, và 11-2000. Kết thúc 4 phiên họp, Ban công tác của WTO đã công nhận Việt Nam cơ bản kết thúc quá trình minh bạch hóa chính sách và chuyển sang giai đoạn đàm phán mở cửa thị trường.
07/2000: Ký kết chính thức BTA với Hoa Kỳ.
12/2001: BTA có hiệu lực.
04/2002: Tiến hành phiên họp đa phương lần thứ 5 với Ban công tác. Việt Nam đã đưa ra Bản chào đầu tiên về hàng hóa và dịch vụ. Tiếp đến thực hiện đàm phán song phương.
2002 – 2006: Đàm phán song phương với một số thành viên có yêu cầu đàm phán, với 2 mốc quan trọng.
10/2004: Kết thúc đàm phán song phương với EU – đối tác quan trọng lớn nhất.
05/2006: Kết thúc đàm phán song phương với Hoa Kỳ – đối tác cuối cùng trong 28 đối tác cần phải đàm phán.
26/10/2006: Kết thúc phiên đàm phán đa phương cuối cùng, Ban công tác chính thức thông qua toàn bộ hồ sơ gia nhập WTO của Việt Nam. Tổng cộng có 14 phiên họp đa phương từ tháng 07-1998 đến 10-2006.
07/11/2006: WTO triệu tập phiên họp đặc biệt của Đại Hội đồng tại Geneva chính thức kết nạp Việt Nam vào WTO. Bộ trưởng Thương mại Trương Đình Tuyển và Tổng giám đốc Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) Pascal Lamy đã ký vào Nghị định thư gia nhập của Việt Nam, kết thúc 11 năm tiến hành hàng loạt các cuộc đàm phán song phương, đa phương và tham vấn từ khi đệ đơn gia nhập vào năm 1995.
11/01/2007: WTO chính thức nhận được quyết định phê chuẩn chính thức của Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam. Bắt đầu từ lúc này, Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Tổ chức WTO.
Việt Nam gia nhập WTO có thuận lợi và khó khăn gì?
Các thuận lợi và lợi ích khi Việt Nam gia nhập WTO
Khi tham gia WTO sẽ giúp Việt Nam mở rộng thị trường ra bên ngoài và nâng cao vị thế của Việt Nam trong quan hệ kinh tế quốc tế. Với việc trở thành thành viên của tổ chức Thương mại thế giới, Việt Nam có những lợi thế sau:
Vị trí địa lý thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội: Việt Nam trở thành một đầu mối giao thông quan trọng nối từ Ấn Ðộ Dương sang Thái Bình Dương và châu Úc – Ðại Dương; cho phép nước ta dễ dàng phát triển các quan hệ kinh tế – thương mại, văn hóa, khoa học – kỹ thuật với các nước trong khu vực và trên thế giới.
Nguồn lực tài nguyên: Việt Nam có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú đa dạng để phát triển kinh tế, tạo điều kiện giao lưu, hội nhập với các nước bên ngoài.
Thị trường tiêu thụ hàng hóa lớn: Nước ta là quốc gia đang phát triển, dân số đông, là thị trường tiêu thụ hàng hóa rộng lớn hấp dẫn đối với khu vực, cũng như với thế giới.
Cơ sở vật chất phục vụ sản xuất tăng cường.
Ngoài ra việc gia nhập WTO mang lại nhiều lợi ích và thay đổi tích cực với môi trường kinh doanh của các doanh nghiệp tại Việt Nam như:
Các quy định trong WTO về cơ bản đều hướng tới việc tự do hoá thương mại bằng việc giảm thuế quan và thủ tục, bãi bỏ hạn ngạch, đơn giản hoá thủ tục hành chính. Việc tuân thủ các yêu cầu này của WTO sẽ khiến môi trường kinh doanh của Việt Nam thuận lợi, thông thoáng, hợp lý và bình đẳng hơn.
Nguyên tắc minh bạch của WTO đòi hỏi các cơ quan Nhà nước phải công khai các thông tin về chính sách, luật lệ và thủ tục liên quan đến hoạt động kinh doanh cho các doanh nghiệp. Đây là điều kiện để các doanh nghiệp có thông tin cần thiết cho việc lập và triển khai hiệu quả kế hoạch kinh doanh.
Các khó khăn thách thức của Việt Nam khi gia nhập WTO
Gia nhập WTO, Việt Nam phải thực hiện một loạt các quy định, cam kết về mở cửa thị trường trong nước. Theo đó, Việt Nam đứng trước nhiều thách thức như:
Việc hạ thuế quan và mở cửa thị trường trong nước sẽ tạo ra sự cạnh gay gắt hơn về sản phẩm (hàng hóa và dịch vụ) gay gắt hơn. Hàng hóa nước ngoài nhập khẩu vào Việt Nam sẽ có mức thuế thấp hơn so với trước đây và bình đẳng với hàng hóa nội địa về các loại phí, lệ phí, luật phí,…
Doanh nghiệp của Việt Nam chủ yếu là vừa và nhỏ, vốn đầu tư thấp, cơ cấu quản lí chưa chặt chẽ. Đây là thách thức cho các doanh nghiệp Việt Nam khi phải cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài lớn và dày dạn kinh nghiệm trong quản trị và kinh doanh.
Việc thực thi các nguyên tắc về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trong WTO sẽ khiến cho chi phí sản xuất tăng lên đáng kể; ảnh hưởng đến khả năng đổi mới công nghệ/quy trình sản xuất của không ít doanh nghiệp.
Việc bãi bỏ và/hoặc cắt giảm các hình thức trợ cấp sẽ khiến cho các ngành sản xuất vốn nhận được trợ cấp từ Nhà nước dưới các hình thức khác nhau (trực tiếp hoặc gián tiếp) gặp khó khăn.
Việt Nam gia nhập WTO có thuận lợi và khó khăn gì?
Các thuận lợi và lợi ích khi Việt Nam gia nhập WTO
Khi tham gia WTO sẽ giúp Việt Nam mở rộng thị trường ra bên ngoài và nâng cao vị thế của Việt Nam trong quan hệ kinh tế quốc tế.
Tham gia WTO tạo ra cho nước ta các ưu đãi thuế quan và hàng rào phi thuế qua, bảo đảm lợi ích nhờ các biện pháp giải quyết tranh chấp mậu dịch quốc tế, nguyên tắc cạnh tranh công bằng, chống kỳ thị.
Với việc trở thành thành viên của Tổ chức thương mại thế giới, Việt Nam có những lợi thế sau:
Vị trí địa lý thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội: Việt Nam trở thành một đầu mối giao thông quan trọng nối từ Ấn Ðộ Dương sang Thái Bình Dương và châu Úc – Ðại Dương, cho phép nước ta dễ dàng phát triển các quan hệ kinh tế – thương mại, văn hóa, khoa học – kỹ thuật với các nước trong khu vực và trên thế giới.
Nguồn lực tài nguyên: Việt Nam có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú đa dạng để phát triển kinh tế, tạo điều kiện giao lưu, hội nhập với các nước bên ngoài.
Thị trường tiêu thụ hàng hóa lớn: Nước ta là quốc gia đang phát triển, dân số đông, là thị trường tiêu thụ hàng hóa rộng lớn hấp dẫn đối với khu vực, cũng như với thế giới.
Cơ sở vật chất phục vụ sản xuất tăng cường.
Các khó khăn thách thức của Việt Nam khi gia nhập WTO
Tuy nhiên, Việt Nam cũng đứng trước nhiều khó khăn thách thức:
Sự phát triển của nền kinh tế quốc dân còn chưa vững chắc.
Công nghiệp, công nghiệp chế biến nông sản, lâm sản, thủy sản phát triển chậm, ngành nghề – dịch vụ chưa thu hút được nhiều lao động.
Thiếu kinh nghiệm trong đàm phán song phương, đa phương, có thể bị thiệt thòi về lợi ích khi tham gia hoạt động thương mại trên toàn cầu.
Không thể phủ nhận, doanh nghiệp Việt Nam đã có những bước tiến nhất định trên chặng đường phát triển, nâng cao năng lực cạnh tranh, đóng góp vào sự phát triển kinh tế chung của đất nước. Song cần thẳng thắn nhìn nhận rằng, bước tiến đó còn rất chậm. Sự thay đổi của các doanh nghiệp Việt không nhanh như kỳ vọng.
Cả nước hiện có khoảng gần 1 triệu doanh nghiệp. So với các quốc gia khác trên thế giới, đây là con số rất khiêm tốn, nhất là khi so sánh trong tương quan tại một đất nước có dân số 100 triệu dân như Việt Nam.
Nếu đặt trên bàn cân với các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, thực trạng của các doanh nghiệp tư nhân trong nước lại càng đáng buồn hơn khi chỉ đóng góp khoảng 9-10% trong GDP. Trong khi đó, các doanh nghiệp FDI dù số lượng ít hơn nhiều nhưng đóng góp lên tới 20-22%.
Ngay cả đối với trong nước, đóng góp của khu vực doanh nghiệp tư nhân đối với tăng trưởng cũng thấp hơn rất nhiều so với khu vực hộ gia đình. Khu vực hộ gia đình đang đóng góp 25 – 27% trong GDP.
Qua bài viết này, chắc các bạn độc giả đã biết việt nam gia nhập wto vào năm nào? Mời các bạn tiếp tục theo dõi và ủng hộ Luật Trần và Liên Danh để có thêm nhiều thông tin hữu ích nhé!