Lợi nhuận thuần là gì

loi nhuan thuan la gi

Đối với một doanh nghiệp thì lợi nhuận luôn là một yếu tố quan trọng chính vì vậy mà mỗi doanh nghiệp hoạt động trên thị trường luôn hướng đến mục tiêu chính là thu lợi nhuận. Vậy nếu muốn biết doanh nghiệp của bạn đã thu được bao nhiêu lợi nhuận sau một tru kì làm việc, các doanh nghiệp phải sử dụng các công thức tính lợi nhuận thuần dựa trên các số liệu báo cáo chi và thu của doanh nghiệp. Vậy công thức tính lợi nhuận thuần là như thế nào và lợi nhuận thuần là gì?

Lợi nhuận thuần là gì?

Trước khi đi vào tìm hiểu về lợi nhuận thuận ta sẽ đi vào tìm hiểu đôi chút về thuật ngữ lợi nhuận, một thuật ngữ gốc dễ của thuật ngữ lợi nhuận thuần làm cơ sở kiến thức cho việc nghiên cứu và phân tích chuyên sâu về lợi nhuận thuần.

Lợi nhuận là khoản chênh lệch giữa doanh thu của doanh nghiệp và chi phí mà doanh nghiệp đó đã đầu tư vào hoạt động sản xuất để đạt được mức doanh thu ấy. Lợi nhuận được coi là kết quả tài chính cuối cùng của hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Nó cũng chính là cơ sở, là nền tảng để đánh giá hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp đem lại trong một khoảng thời gian nhất định.

Nếu khái niệm trên đã giải thích thế nào là lợi nhuận. Vậy lợi nhuận thuần ở đầy là gì, nó cũng là lợi nhuận thu được của doanh nghiệp nó có những điểm khác biệt gì để gọi là lợi nhuận thuần?

Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh là một khoản lợi thu được từ hoạt động kinh doanh thuần của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này nhằm phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, là khoảng chênh lệch của doanh thu thu được trong kỳ khi đã trừ đi tất cả các khoản chi phí phát sinh trong kỳ, gồm cả giá thành toàn bộ sản phẩm hàng hóa tiêu thụ được.

Về cơ bản thì lợi nhuận thuần vẫn là lợi nhuận mà doanh nghiệp thu được sau khi đã trừ đi toàn bộ các khoản chi phí phát sinh trong quá trình tạo ra doanh thu

Trong tiếng anh Lợi nhuận thuần có tên gọi là Net profit

Công thức tính lợi nhuận thuần:

Để tính ra số lợi nhuận thuần mà doanh nghiệp đã kiếm được sau khi đã đầu tư các chi phí cần thiết vào hoạt động sản xuất để tạo ra sản phẩm và các chi phí khác phát sinh trong quá trình đưa sản phẩm ra thị trường tiêu thụ để thu lại lợi nhuận ta có thể dựa vào công thức tính sau đây:

Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh = Doanh thu thuần – Giá vốn hàng bán + (Doanh thu hoạt động tài chính – Chi phí tài chính) – (Chi phí bán hàng + chi phí quản lý doanh nghiệp)

Hoặc: Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh = Doanh thu thuần – Giá thành toàn bộ sản phẩm hàng hóa tiêu thụ được trong kỳ.
Trong đó:

– Doanh thu thuần: là khoản doanh thu thu được từ việc bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ trên thị trường sau khi đã trừ đi những khoản chi phí phát sinh phục vụ cho hoạt động bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ như: Các khoản giảm giá bán, thuế tiêu thụ đặc biệt, hàng bán bị trả lại, chiết khấu thương mại, thuế xuất nhập khẩu.

– Giá vốn hàng bán: được hiểu một cách đơn giản ở đây là toàn bộ khoản chi phí đã đầu tư để tạo ra sản phẩm của doanh nghiệp; Chi phí liên quan đến giá vốn hàng bán gồm có: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tạo ra sản phẩm, chi phí vận chuyển hàng hóa, chi phí để trả lương cho lực lượng nhân sự t rong dây chuyên sản xuất.

– Doanh thu hoạt động tài chính: bao gồm việc lãi cho thuê tài chính, các khoản thu phát sinh từ tiền bản quyền, cổ tức, tiền lãi từ việc cho vay vốn, lợi nhuận được chia trong quá trình hoạt động kinh doanh thông thường của doanh nghiệp.

– Chi phí tài chính: là các khoản chi phí chi cho trong hoạt động lĩnh vực tài chính của doanh nghiệp.

Vai trò của lợi nhuận thuần:

Bất kỳ một doanh nghiệp nào hoạt động đều có một mục tiêu quan trong đó là lợi nhuận, chỉ có lợi nhuận mới có thể giúp doanh nghiệp có thể tồn tài và tiếp tục phát triển trên thị trường; do đó lợi luận đối với doanh nghiệp luôn giữ một vai trò vô cùng quan trọng. Cụ thể:

Đối với doanh nghiệp

– Đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào thì lợi nhuận luôn là mối quan tâm hàng đầu của họ; bởi lợi nhuận là yếu tố sống còn của mỗi doanh nghiệp, doanh nghiệp không thu được lợi nhuận thì cũng đồng nghĩa với việc doanh nghiệp đó không thể tồn tại và phát triển; nặng hơn là doanh nghiệp đó có thể rơi vào tình trạng phá sản, sẽ bị đào thải khỏi thị trường cạnh tranh. Tóm lại, lợi nhuận chính là thứ quyết định sự tồn vong của doanh nghiệp.

– Có thể nói lợi nhuận tác động đến mọi mặt của doanh nghiệp. Nó trực tiếp ảnh hưởng tới tình hình tài chính và khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Chỉ khi có lợi nhuận, họ mới có thể thanh toán các khoản nợ. Doanh thu thấp đồng nghĩa rằng doanh nghiệp sẽ không có khả năng thanh khoản các khoản nợ.

– Lợi nhuận cũng là cơ sở để đảm bảo cho việc tái sản xuất của mỗi doanh nghiệp. Khi hoạt động kinh doanh sinh ra lãi, doanh nghiệp sẽ có được 1 khoản lợi nhuận để tiếp tục đầu tư, từ đó doanh nghiệp có thể mở rộng quy mô hoạt động hoặc đổi mới trang thiết bị phục vụ cho hoạt động sản xuất…

– Lợi nhuận ổn định cũng giúp cho doanh nghiệp giữ vững được vị thế của mình trên thị trường, đồng thời giúp việc vay vốn bên ngoài của họ trở lên dễ dàng hơn.

– Lợi nhuận cũng chính là chỉ tiêu để đánh giá năng lực quản lý và điều hành của người đứng đầu doanh nghiệp.

Đối với người lao động

Khi nguồn doanh thu mỗi chu kỳ ở con số lớn nó không chỉ mang đến nhiều lợi ích cho doanh nghiệp mà bên cạnh đó nó còn mang đến lợi ích cho người người lao động cũ. Với mức nguồn doanh thu cao người lao động có nhiều cơ hội nhận được mức lương cao hơn cùng với tiền thưởng hậu hĩnh hơn giúp họ có thể cải thiện mức sống hàng ngày.

Đối với nền kinh tế – xã hội

– Lợi nhuận có ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế quốc dân ở mỗi một quốc. khi các doanh nghiệp có nguồn doanh thu cao thì đồng nghĩa với việc các doanh nghiệp đó đang phát triển thì nghiễm nhiên đó là những dấu hiệu thể hiện quốc gia đó có nền kinh tế ổn định và vững mạnh.

– Ngoài ra, chỉ khi các doanh nghiệp thu được lợi nhuận thì các doanh nghiệp mới có nguồn thu để nộp thuế vào ngân sách nhà nước để nhà nước có kinh phí duy trì và cải tiến cơ sở vật chất kỹ thuật an ninh, quốc phòng và triển khai các chương trình giáo dục, đào tạo, hỗ trợ người dân nâng mức sống của xã hội,….

Ý nghĩa của lợi nhuận thuần:

– Lợi nhuận thuần giúp các doanh nghiệp có thể dễ dàng theo dõi về tình hình kinh doanh của doanh nghiệp mình. Dựa trên các số liệu những người quản lý doanh nghiệp sẽ biết được doanh nghiệp đang trên đà phát triển hay đang có dấu hiệu tút dốc để qua đó kịp thời phát hiện những vấn đề khiến doanh thu giảm để có những biện pháp khắc phục và đưa ra các biện pháp xử lý hay hoạch định chiến lược kinh doanh thích hợp. Chẳng hạn như: vốn ít, trải nghiệm khách hàng kém, chăm sóc khách hàng không tốt, quản lý lỏng lẻo, giá trị sản phẩm không cao,…

– Giá trị của lợi nhuận thuần sẽ giúp các cổ đông là chủ sở hữu của doanh nghiệp xem xét và phân tích những bản báo cáo tài chính của doanh nghiệp một cách nhanh chóng để đảm bảo lợi ích hợp pháp của mình. Trong trường hợp cổ phần của doanh nghiệp không thể đảm bảo đủ lợi nhuận thuần và giá trị lợi tức từ cổ phần có thể giảm điều này sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến lợi ích của các cổ đông của doanh nghiệp. Nên đây thường là những điều mà cổ đông quan tâm.

loi nhuan thuan la gi
lợi nhuận thuần là gì

– Lợi nhuận thuần cũng là một cơ sở dữ liệu để các nhà đầu tư, nghiên cứu thị trường có thể so sánh tình hình kinh doanh của doanh nghiệp trong một lĩnh vực trên thị trường. Qua đây sẽ giúp họ có thể dự đoán doanh nghiệp mà mình có ý định đầu tư trong trong tương lai có thể tạo ra nhiều giá trị thặng dư hay không và đây cũng là những cơ sở giúp các nhà đầu tư dự đoán chi phí cần phải bỏ ra hay góp vốn vào doanh nghiệp này.

– Lợi nhuận thuần là chỉ tiêu quan trọng đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh chính của doanh nghiệp.

Nguyên tắc tối ưu lợi nhuận thuần:

Để tối ưu lợi nhuận thuần các doanh nghiệp có thể áp dụng các nguyên tắc sau đây:

Nguyên tắc luôn giải quyết được bài toán tài chính: Thu – Chi > 0

Để có thể kinh doanh có lãi, tất cả bài toán tài chính đều quy về các dạng cơ bản sau: doanh thu – chi phí, nguồn thu – vốn đầu tư, lợi nhuận = doanh thu – chi phí, thu nhập dòng = thực thu – thực chi… Để làm được điều đó, doanh nghiệp cần lưu ý những nguyên tắc sau:

– Quản lý nguồn thu, nguồn chi căn cứ trên ước lượng, dự đoán với sự phân tích đầy đủ.

– Kiểm soát và cập nhất công nợ thường xuyên và chặt chẽ, có chính sách xử lý nợ triệt để tránh dẫn đến tình trạng mất khả năng thanh toán và tăng chi phí lãi vay.

– Kiểm soát chặt chẽ các loại vật tư hàng hóa, xuất nhập khẩu đang tồn kho, đẩy mạnh khả năng xoay vòng vốn lưu động.

– Lập ra bản kế hoạch tài chính rõ ràng và cụ thể để có thể kiểm soát được dòng tiền, kế hoạch thu trả nợ.

Luôn nắm rõ nguyên tắc thu chi để tối ưu hóa lợi nhuận

Trong doanh nghiệp, nguyên tắc thu chi cần phải luôn đảm bảo 3 vấn đề sau đây: có kế hoạch (nhất là kế hoạch dòng tiền), cân đối thu chi, thu lại vốn đầu tư (chi đầu tư và ROI).

“Tăng thu, giảm chi” nghe có vẻ rất đơn giản nhưng không có chi (đầu tư) thì làm sao có nguồn thu? Chính vì thế, người quản lý doanh nghiệp cần tách bạch giữa đầu tư (thu chi của dự án đầu tư) và các khoản chi cho hoạt động sản xuất kinh doanh thường xuyên mới có thể đánh giá được hiệu quả đầu tư cũng như lợi nhuận của doanh nghiệp.

Tuy nhiên, trên thực tế, nhiều doanh nghiệp chỉ tập trung vào những hoạt động sinh lời ngay mà cắt hết các khoản đầu tư cho phát triển dài hạn với lý do giảm chi để cắt lỗ mà không đánh giá kỹ kết quả đầu tư sẽ dẫn đến việc doanh nghiệp không còn sản phẩm sáng tạo, hoặc không có sản phẩm mới có tính cạnh tranh.

Luôn xây dựng kế hoạch tài chính để đảm bảo lưu thông dòng tiền.

 Việc lập kế hoạch tài chính cực kì quan trọng đối với 1 doanh nghiệp vì liên quan tới các mục tiêu tài chính đã được xác lập cũng như cách thức sử dụng các nguồn lực để đạt được các mục tiêu này.

Lập kế hoạch tài chính là dùng một số giả định ví dụ như dự báo doanh thu, chi phí… và các báo cáo tài chính (dòng tiền, bảng cân đối, thu nhập…) trong quá khứ để đưa ra các báo cáo tài chính trong tương lai nhằm vào các mục tiêu và ưu tiên của doanh nghiệp.

Lợi nhuận thuần là gì? Lợi nhuận hay lợi nhuận thuần là một phần quan trọng trong sức khỏe tài chính của một doanh nghiệp. CEO/Chủ doanh nghiệp cần theo dõi liên tục, thậm chí là theo dõi chi tiết theo từng mặt hàng, dự án, từ đó có kế hoạch phát triển đúng đắn.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139