Mỗi Đảng viên sẽ đều có một đơn vị quản lý riêng. Tuy nhiên, không thể trách khỏi trong quá trình học tập và làm việc, Đảng viên phải chuyển đến nơi khác để sinh sống. Trong trường hợp này, Đảng viên cần chuẩn bị một số thủ tục nhất định bao gồm bản kiểm điểm chuyển sinh hoạt đảng.
Bản kiểm điểm chuyển sinh hoạt đảng là gì?
Bản kiểm điểm Đảng viên là văn bản cần gửi đến chi ủy nơi Đảng viên đang công tác để tự kiểm điểm bản thân về các nội dụng chính như tư tưởng, phẩm chất, ý thức, chuyên môn công việc. Đây là một trong các thủ tục cần có đối với Đảng viên khi chuyển sinh hoạt Đảng về chi bộ mới.
Bản kiểm điểm Đảng viên chuyển sinh hoạt Đảng là cơ sở để xem xét, tự kiểm điểm của Đảng viên chuyển sinh hoạt Đảng về tư cách, đạo đức lối sống, phẩm chất, trách nhiệm đối với nhiệm vụ được giao,… Từ đó đề xuất những hướng giải quyết gắn liền với thực tiễn để khắc phục khuyết điểm, phát huy ưu điểm giúp Đảng viên trở nên ưu tú và gương mẫu hơn.
Chuyển sinh hoạt Đảng là gì?
Chuyển sinh hoạt Đảng là việc đảng viên không thể tiếp tục sinh hoạt tại đơn vị Đảng đang quản lý mình vì lý do cá nhân.
Đảng viên phải chuyển sinh hoạt Đảng trong các trường hợp sau:
– Chuyển sinh hoạt Đàng chính thức khi chuyển công tác sang đơn vị mới, khi Đảng viên được nghỉ hưu, nghỉ mất sức, thôi việc, phục viên hoặc do thay đổi nơi cư trú lâu dài.
– Chuyển sinh hoạt Đảng tạm thời khi thay đôi nơi cư trú, nơi công tác từ 03 tháng – dưới 01 năm; khi được cử đi học từ 03 tháng – 02 năm sau đó lại quay về đơn vị cũ.
– Chuyển sinh hoạt Đảng ra ngoài nước.
– Chuyển sinh hoạt Đảng khi chi bộ, Đảng bộ chuyển giao, thành lập mới, chia tách, sáp nhập.
– Chuyển sinh hoạt Đảng khi tổ chức Đảng giải tán, bị giải thể do vi phạm kỷ luật.
Khi tiến hành chuyển sinh hoạt Đảng, Đảng viên cần phải làm đơn xin chuyển sinh hoạt Đảng, bản tự kiểm điểm Đảng viên và hoàn tất các thủ tục liên quan do luật định.
Nội dung của bản kiểm điểm chuyển sinh hoạt đảng
Bản kiểm điểm Đảng viên chuyển sinh hoạt Đảng sẽ bao gồm những nội dung sau:
– Thông tin của Đảng viên làm bản kiểm điểm (họ tên, ngày tháng năm sinh, nơi ở hiện nay, ngày vào Đảng, nơi công tác và sinh hoạt hiện nay, ưu điểm, khuyết điểm, biện pháp khắc phục, chữ ký của người tự kiểm điểm, nhận xét của chi ủy, chi bộ).
Lưu ý: Bản kiểm điểm Đảng viên chuyển sinh hoạt Đảng là một trong những thủ tục không thể thiếu trong quá trình Đảng viên chuyển sinh hoạt Đảng theo điều lệ Đảng cộng sản Việt Nam. Vì vậy, Đảng viên cần đảm bảo thông tin được điền đầy đủ và được nêu một cách trung thực, khách quan.
– Khi nêu về ưu điểm, khuyết điểm và biện pháp khắc phục: Đảng viên cần sử dụng các từ ngữ phù hợp tránh các từ ngữ mang tính chất cảm thán, tiếng lóng hoặc từ ngữ địa phương. Ngoài ra, cũng cần tránh diễn đạt câu văn quá dài dòng làm người đọc không hiểu được nội dung cần truyền tải.
Mẫu bản kiểm điểm chuyển sinh hoạt đảng
Quý khách hàng có thể tải mẫu bản kiểm điểm Đảng viên chuyển sinh hoạt Đảng Luật Trần và Liên Danh giới thiệu dưới đây để sử dụng trong trường hợp
ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
………….., ngày …….. tháng ……… năm ………
BẢN KIỂM ĐIỂM ĐẢNG VIÊN
Kính gửi: – Chi ủy chi bộ …………………………………………………………
– Đảng ủy ……………………………………………………………….
Tên tôi là: ……………………………………………………………………………….
Sinh ngày: ………………………………………………………………………………
Nơi ở hiện nay: ………………………………………………………………………
Vào Đảng Cộng sản Việt Nam ngày …….. tháng …….. năm …………
Tại chi bộ: …………………………………………………………………………….
Chính thức ngày: ………………………………. tại chi bộ: …………………..
Hiện đang công tác và sinh hoạt tại chi bộ: ………………….. Căn cứ tiêu chuẩn, nhiệm vụ của người Đảng viên, tôi tự kiểm điểm như sau:
Về tư tưởng chính trị:
– Bản thân luôn có lập trường tư tưởng vững vàng trung thành với dường lối đổi mới của Đảng, mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; trung thành với chủ nghĩa Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh.
– Luôn tuân thủ chấp hành thực hiện theo quan điểm, chủ trương đường lối, nghị quyết của Đảng và chính sách pháp luật của nhà nước.
– Tích cực tuyên truyền, vận động gia đình và nhân dân thực hiện đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước.
– Luôn trau dồi kiến thức tự để nâng cao trình độ lý luận chính trị, chuyên môn nghiệp vụ và năng lực công tác cho bản thân trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Về phẩm chất đạo đức, lối sống
– Bản thân luôn có lối sống lành mạnh, giữ gìn phẩm chất tư cách đạo đức tính tiên phong, gương mẫu của người Đảng viên, giáo viên. Có tinh thần đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí quan liêu và các biểu hiện tiêu cực khác, thực hành và vận động gia đình và nhân dân thực hiện lối sống tiết kiệm, thường xuyên tham gia và thực hiện các Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, chấp hành Quy định của Bộ Chính trị về những điều Đảng viên không được làm.
– Luôn có ý thức xây dựng tập thể đoàn kết trong các hoạt động ở chi bộ Đảng và cơ quan luôn giữ gìn đoàn kết thống nhất trong Đảng trên cơ sở cương lĩnh chính trị và Điều lệ Đảng.
– Tạo mối quan hệ thân thiện hòa nhã với nhân dân địa phương, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân; thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở.
Trách nhiệm đối với nhiệm vụ được giao
– Trong quá trình công tác bản thân luôn ý thức được trách nhiệm công việc và nhiệm vụ được giao. Về công tác chuyên môn bản thân tôi luôn nỗ lực trau dồi chuyên môn bằng cách đọc sách báo, tài liệu liên quan để tích lũy. Đi làm đúng giờ và đảm bảo đúng quy chế chuyên môn. Với các công việc tập thể bản thân luôn nhiệt tình, có trách nhiệm với công việc được cấp trên giao phó. Luôn hoàn thành đúng thời gian quy định và kịp thời.
– Xây dựng mối quan hệ thân thiện hòa nhã, đúng chuẩn mực với chi ủy, đảng ủy cơ sở và thực hiện tốt nghĩa vụ công dân nơi cư trú.
– Tham gia thường xuyên các hoạt động xây dựng tổ chức Đảng, chính quyền các tổ chức chính trị – xã hội ở địa phương, cơ quan đơn vị nơi công tác.
Tổ chức kỷ luật trong Đảng
– Thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, tự phê bình và phê bình, có ý thức tô chức kỷ luật, tuân thủ sự phân công, điều động của tổ chức và các cấp có thẩm quyền.
– Tích cực tham gia sinh hoạt Đảng và đóng Đảng phí đầy đủ theo quy định; thực hiện nội quy, quy chế của tổ chức Đảng, cơ quan, các đoàn thể đã đề ra.
Về hạn chế và khuyết điểm
– Chưa hiểu hết tâm tư, nguyện vọng của nhân dân nơi đang công tác.
– Chưa mạnh dạn đóng góp ý kiến với đồng nghiệp.
Biện pháp khắc phục hạn chế khuyết điểm:
Chủ động trao đổi với nhân dân, thẳng thắn đóng góp ý kiến với đồng nghiệp để nâng cao hiệu suất công việc.
Trên đây là bản tự kiểm điểm của tôi trong quá trình sinh hoạt đảng tại chi bộ, Đảng bộ. Nay do tôi xin được chuyển sinh hoạt Đảng đến chi bộ ………….., Đảng bộ ……………
Kính mong chi ủy chi bộ, Đảng ủy …………………………………………….. tạo điều kiện cho tôi được chuyển sinh hoạt Đảng đến đơn vị mới. Tôi xin hứa luôn phấn đấu thực hiện tốt nhiệm vụ Đảng viên, xứng đáng là người đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.
NGƯỜI TỰ KIỂM ĐIỂM
(Ký và ghi rõ họ tên)
NHẬN XÉT CỦA CHI ỦY CHI BỘ
…………………………………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………………………….
Ngày……tháng……năm…
T/M CHI ỦY
BÍ THƯ
ĐẢNG UỶ …………………… XÁC NHẬN…………….
Chữ ký đồng chí: ……………………………………………………
……………., ngày…… tháng…… năm…
T/M ĐẢNG ỦY
BÍ THƯ
Quy định về quyết định bản kiểm điểm chuyển sinh hoạt đảng
– Tại Quy định 22-QĐ/TW năm 2021 về công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng do Ban Chấp hành Trung ương ban hành quy định về trình tự xem xét, quyết định kỷ luật đảng viên, theo đó:
+ Đối với những trường hợp đảng viên vi phạm kỷ luật dẫn đến việc phải kiểm điểm trước chi bộ và tự nhận hình thức kỷ luật theo đúng điều lệ đảng. Nếu trong trường hợp Đảng viên đó từ chối kiểm điểm hoặc bị tạm giam thì theo điều lệ đảng tổ chức đảng vẫn tiến hành xem xét kỷ luật đối với Đảng viên đó. Đối với những trường hợp cần thiết thì cơ quan có thẩm quyền trực tiếp xem xét và kỷ luật đối với Đảng viên là cấp ủy và ủy ban kiểm tra.
– Theo đó, đối với đảng viên bị kỷ luật thì cấp ủy có trách nhiệm hướng dẫn đảng viên vi phạm kỷ luật tự chuẩn bị bản tự kiểm điểm. Đối với trường hợp đảng viên sinh hoạt tạm thời và bị vi phạm kỷ luật thì theo dó, cơ quan có thẩm quyền là cấp ủy và ủy ban kiểm tra sẽ trực tiếp xem xét, quyết định kỷ luật và không cần phải yêu cầu đảng viên đó phải kiểm điểm trước chi bộ. Đó là những vi phạm như: vi phạm khi thực hiện nhiệm vụ do cấp trên giao, vi phạm có nội dung vi phạm liên quan đến bí mật của Đảng và nhà nước mà chi bộ đó không biết, vi phạm trước khi chuyển đến sinh hoạt ở chi bộ.
– Đối với đảng viên sinh hoạt đảng tạm thời mà có vi phạm kỷ luật thì cơ quan có thẩm quyền là cấp ủy nơi đảng viên đó sinh hoạt tạm thời sẽ có trách nhiệm trong việc xem xét, xử lý kỷ luật đối với đảng viên và có thể lên đến mức là cảnh cáo. Sau đó, sau khi xử lý kỷ luật đối với đảng viên đang sinh hoạt đảng tạm thời, thì cấp ủy sẽ thông báo bằng văn bản cho cấp ủy nơi đảng viên sinh hoạt chính thức được biết.
* Trình tự xem xét, quyết định kỷ luật tổ chức đảng: theo đó, đối với tổ chức đảng đang vi phạm phải tự nhận hình thức kỷ luật và tiến hành báo cáo cấp ủy cấp trên để xem xét và quyết định.
– Đối với trường hợp kiểu điểm tổ chức đảng hoặc đảng viên bị xử lý kỷ luật nhưng đã hết thời hiệu quy định hoặc có vi phạm nhưng chưa đến mức phải xử lý kỷ luật thì tổ chức đảng và đảng viên bị xử lý kỷ luật thì tổ chức đảng, đảng viên đó phải làm bản tự kiểm điểm và xây dựng kế hoạch khắc phục vi phạm, khuyết điểm, hậu quả đã gây ra theo kết luận kiểm tra.
– Đối với trường hợp tổ chức đảng, đảng viên do nhiều cấp ủy quản lý thì phải tiến hành kiểm điểm và trưởng đoàn kiểm tra tiến hành báo cáo tổ chức đảng có thẩm quyền để xem xét, quyết định theo quy định của điều lệ đảng.
Mọi vướng mắc bản kiểm điểm chuyển sinh hoạt đảng bạn xin vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp qua tổng đài 24/7 để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Trần và Liên Danh. Rất mong nhận được sự hợp tác. Trân trọng cảm ơn!