Kiểm tra số chứng minh nhân dân

kiểm tra số chứng minh nhân dân

Chứng minh nhân dân là giấy tờ định danh bắt buộc đối với những người đủ tuổi cấp chứng minh nhân dân theo luật định. Đây là số định danh để xác định danh tính, nhân thân của chủ sở hữu, được sử dụng trong mọi giao dịch dân sự và các giao dịch khác. Số chứng minh nhân dân được lữu trữ dưới dạng dữ liệu quốc gia, do đó có thể tra cứu được mọi thông tin liên quan đến chủ sở hữu.

Tuy nhiên, trên thực tế có nhiều người sau khi đổi sang sử dụng căn cước công dân hoặc cấp lại chứng minh nhân dân mới nhưng lại không nhớ số chứng minh nhân dân cũ. Vậy, cách kiểm tra số chứng minh nhân dân như thế nào? Cùng tìm hiểu ngay nhé!

Chứng minh nhân dân là gì?

Chứng minh nhân dân (viết tắt CMND) là một loại giấy tờ xác nhận về nhân thân do cơ quan có thẩm quyền cấp cho một công dân từ khi đạt đến độ tuổi mà luật định về những đặc điểm nhận dạng riêng, và các thông tin cơ bản của một cá nhân được sử dụng để xuất trình trong quá trình đi lại và thực hiện các giao dịch trên lãnh thổ Việt Nam.

Giấy chứng minh nhân dân có giá trị sử dụng trên toàn Việt Nam trong thời gian 15 năm kể từ ngày cấp.

Mẫu giấy chứng minh nhân dân của Việt Nam

Đặc điểm của chứng minh nhân dân

Mẫu giấy CMND của công dân Việt Nam được thống nhất trên toàn quốc và có hình chữ nhật, kích thước 85,6 mm x 53,98 mm. CMND bao gồm 2 mặt in hoa văn màu xanh trắng nhạt, được ép nhựa.

Mặt trước: ở bên trái từ trên xuống có hình Quốc huy đường kính 14mm; ảnh của người cấp CMND cỡ 20×30 mm; có giá trị đến (ngày, tháng, năm). Bên phải, từ trên xuống: chữ “Giấy chứng minh nhân dân” (màu đỏ), số, họ và tên khai sinh, họ và tên gọi khác, ngày tháng năm sinh, giới tính, dân tộc, tôn giáo, quê quán, nơi thường trú…
Mặt sau: trên cùng là mã vạch 2 chiều. Bên trái, có 2 ô: ô trên, vân tay ngón trỏ trái; ô dưới, vân tay ngón trỏ phải. Bên phải, từ trên xuống: đặc điểm nhận dạng, họ và tên cha, họ và tên mẹ, ngày tháng năm cấp CMND, chức danh người cấp, ký tên và đóng dấu.

Bộ Công An Việt Nam hiện đang có kế hoạch xây dựng mẫu CMND mới (Căn cước Công dân) trong đó sẽ đưa nhóm máu và thể hiện bằng hai ngôn ngữ: Tiếng Việt và tiếng Anh.

Đối tượng được cấp chứng minh nhân dân

Công dân Việt Nam từ 14 tuổi trở lên sẽ được cấp CMND.

Những người tạm thời chưa được cấp CMND: Là những người dưới 14 tuổi hoặc trên 14 tuổi nhưng chưa có nhu cầu làm CMND, người đang mắc bệnh tâm thần hay bệnh khác làm mất khả năng điều khiển hành vi của chính mình.

Về mục đích sử dụng thì chứng minh nhân dân được sử dụng để điền vào một số loại giấy tờ khác nhau của công dân như sơ yếu lý lịch, phiếu lý lịch tư pháp, giấy chứng nhận kết hôn,… Hiện nay, trong đa số các loại giấy tờ, tài liệu đều cần thiết phải điền thông tin này.

Sau khi công dân được cấp mà có một số thông tin thay đổi trên chứng minh nhân dân hoặc chứng minh nhân dân bị mất thì sẽ thực hiện theo thủ tục đổi, cấp lại giấy chứng minh nhân dân khác nhưng số chứng minh nhân dân vẫn giữ nguyên theo số đã được ghi trên chứng minh nhân dân đã cấp.

Vậy trong trường hợp nào, công dân cần thay đổi chứng minh nhân dân. Theo đó, chứng minh nhân dân thay đổi trong các trường hợp sau:

Cấp đổi chứng minh nhân dân 9 số (sang chứng minh nhân dân 9 số mới) do nơi đăng ký thường trú ngoài phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

Cấp đổi từ chứng minh nhân dân 9 số sang chứng minh nhân dân 12 số;

Cấp đổi từ chứng minh 9 số sang thẻ Căn cước công dân.

Hiện nay, đối với người đang sử dụng Chứng minh nhân dân, căn cứ Điều 5 Nghị định 05/1999/NĐ-CP, có 06 trường hợp phải đổi từ Chứng minh nhân dân sang Căn cước công dân gắn chip là:

Chứng minh nhân dân hết thời hạn sử dụng là 15 năm kể từ ngày cấp (hướng dẫn bởi Mục 2 Phần II Thông tư 04/1999/TT-BCA)

Chứng minh nhân dân hư hỏng không sử dụng được;

Thay đổi họ, tên, chữ đệm, ngày, tháng, năm sinh;

Thay đổi nơi đăng ký hộ khẩu thường trú ngoài phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

Thay đổi đặc điểm nhận dạng;

Bị mất Chứng minh nhân dân.

Theo quy định hiện hành, căn cước công dân gắn chip là loại giấy tờ duy nhất được cấp thay thế khi người dân xin đổi, cấp lại Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân mã vạch hết hạn hoặc không còn sử dụng được do bị hỏng, rách, sai thông tin…

Ý nghĩa của việc kiểm tra số chứng minh nhân dân

Chúng ta đều biết, CMND/CCCD chính là giấy tờ tùy thân quan trọng nhất và không thể thiếu của bất kỳ ai khi thực hiện các công việc, giao dịch… Tuy nhiên, nếu trường hợp cần gấp nhưng không mang CMND bên cạnh hoặc bị mất CMND thì giải pháp đưa ra chính là tra cứu số CMND trực tuyến.

Việc check số CMND có ý nghĩa quan trọng trong việc sử dụng số CMND cho một số hoạt động cần cung cấp thông tin. Đừng bỏ lỡ phần tiếp theo của bài viết để hiểu rõ hơn về các bước tra cứu thông tin chứng minh nhân dân nhé.

Thông tin có được khi kiểm tra số chứng minh nhân dân

Kết quả tra cứu CMND gồm có:

Họ tên đầy đủ của người tra số CMND/ tên người nộp thuế.

Số CMND/ CCCD trùng với tên của người nộp thuế.

Tỉnh/ TP, quận/ huyện cư trú.

Số điện thoại.

Mã số thuế TNCN.

Nơi đăng ký quản lý thuế.

Ngày cấp MST.

Cách kiểm tra số chứng minh nhân dân

Nếu bạn quên số chứng minh nhân dân, có thể kiểm tra số chứng minh nhân dân bằng các cách sau:

Kiểm tra số chứng minh nhân dân khi không nhớ số CMND cũ, mất CMND

Bước 1: Truy cập vào đường dẫn sau đây: http://tracuunnt.gdt.gov.vn/tcnnt/mstdn.jsp

Bước 2: Bấm chọn vào mục “Thông tin về người nộp thuế TNCN” để thực hiện việc tra tra cứu

Bước 3: Điền đầy đủ các thông tin mà hệ thống yêu cầu:

– Mã số thuế (Bắt buộc): Điền mã số thuế cá nhân của bạn.

Hiện nay, Thông tư 105/2020/TT-BTC đã không còn quy định cụ thể định nghĩa về mã số thuế nhưng có thể hiểu: Mã số thuế (MST) là một dãy gồm 10 hoặc 13 số được cơ quan có thẩm quyền cấp cho người thực hiện đăng ký thuế.

– Họ và tên (Không bắt buộc): Họ và tên của bạn, điền chính xác như trên CMND.

– Địa chỉ (Không bắt buộc): Địa chỉ hộ khẩu hoặc địa chỉ tạm trú.

– Số chứng minh thư/Thẻ căn cước (Không bắt buộc): Nhập chính xác như trên CMND.

– Mã xác nhận (Bắt buộc): Nhập dãy số mã xác nhận, nhập chính xác chữ hoa và chữ thường.

– Bước 4: Nhấn nút “Tra cứu” và đợi kết quả từ hệ thống. Kết quả bao gồm những thông tin về người nộp thuế như sau:

Cách tra cứu số CMND thủ công khi không nhớ số CMND cũ, mất CMND

Khi không nhớ số CMND nhưng cũng không có mã số thuế thì người dân cũng có thể tra cứu thông qua các giấy tờ tùy thân có chứa số CMND của mình như:

– Thứ 1: Hộ chiếu

– Thứ 2: Sổ đỏ/Sổ hồng:

– Thứ 3: Giấy chứng nhận kết hôn

kiểm tra số chứng minh nhân dân
kiểm tra số chứng minh nhân dân

Tra cứu số CMND bằng cách quét mã QR trên thẻ CCCD gắn chíp

Hiện nay, CCCD gắn chíp đã tích hợp những thông tin của người sở hữu trong đó có số CMND cũ của người dân. Do đó, Người dân có thể quét mã QR trên thẻ CCCD gắn chíp để có thể xem được số CMND cũ khi không nhớ số CMND, mất CMND.

Trong đó: Hàng đầu tiên: Dãy 12 số đầu tiên là số Căn cước công dân ( hoặc số CMT 12 số) – Dãy 9 số tiếp theo là số CMT cũ (nếu có).

Tra cứu số CMND – giấy tờ pháp lý cá nhân quan trọng qua mã số thuế cá nhân:

Để kiểm tra được số CMND online chính xác, cá nhân nhớ được mã số thuế của cá nhân của mình. Truy cập vào trang tra cứu thông tin mã số thuế cá nhân của Tổng cục Thuế theo đường link sau: http://tracuunnt.gdt.gov.vn/tcnnt/mstdn.jsp

Tra cứu số CMND qua tàng thư căn cước công dân:

Nếu công dân không nhớ số CMND, CCCD cũ và cũng không có cách nào biết được số CMND, CCCD thì cán bộ chịu trách nhiệm thu nhận thông tin đề nghị tra cứu thông tin qua tàng thư căn cước công dân.

Cụ thể, theo quy định tại Điều 6 Thông tư 60/2021/TT-BCA quy định về trình tự cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân do Bộ Công an hành, các trường hợp cần tra cứu tàng thư căn cước công dân khi cấp, đổi, cấp lại thẻ CCCD gồm:

– CMND bị mất hoặc hư hỏng đến mức không thể xác định được đầy đủ nội dung các thông tin trên CMND;

– Khi cần xác minh, đối chiếu thông tin về công dân trong tàng thư căn cước công dân theo yêu cầu của người có thẩm quyền.

Theo đó, trường hợp CMND bị mất hoặc hư hỏng nặng thì cán bộ tiếp nhận thông tin yêu cầu tra cứu tàng thư căn cước công dân.

Hồ sơ tra cứu gồm: Phiếu giao nhận hồ sơ, Tờ khai căn cước công dân. Phiếu thu nhận thông tin căn cước công dân.

Công an cấp huyện hoặc Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội sẽ duyệt hồ sơ cần tra cứu.

Những câu hỏi thường gặp

Có thể tra cứu số CMND qua chip điện tử của CCCD không?

Hiện nay, CCCD gắn chíp đã tích hợp những thông tin của người sở hữu trong đó có số CMND cũ của người dân. Do đó, Người dân có thể quét mã QR trên thẻ CCCD gắn chíp để có thể xem được số CMND cũ khi không nhớ số CMND, mất CMND.

Luật Trần và Liên Danh có cung cấp dịch vụ tư vấn về cách tra cứu số CMND khi không nhớ số CMND cũ không?

Hiện là công ty luật uy tín và có các văn phòng luật sư cũng như cộng tác viên khắp các tỉnh thành trên toàn quốc, Luật Trần và Liên Danh thực hiện việc cung cấp các dịch vụ tư vấn pháp lý cho quý khách hàng, trong đó có dịch vụ làm tư vấn về cách tra cứu số CMND khi không nhớ số CMND cũ uy tín, trọn gói cho khách hàng.

Chi phí dịch vụ tư vấn về cách tra cứu số CMND khi không nhớ số CMND cũ của Luật Trần và Liên Danh là bao nhiêu?

Công ty luật uy tín Luật Trần và Liên Danh luôn báo giá trọn gói, nghĩa là không phát sinh. Luôn đảm bảo hoàn thành công việc mà khách hàng yêu cầu; cam kết hoàn tiền nếu không thực hiện đúng, đủ, chính xác như những gì đã giao kết ban đầu. Quy định rõ trong hợp đồng ký kết.

Trên đây là một số nội dung về kiểm tra số chứng minh nhân dân, nếu có bất kỳ thắc mắc gì về vấn đề này, quý khách có thể liên hệ với công ty luật uy tín Luật Trần và Liên Danh để được hỗ trợ nhanh nhất.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139